Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Khi chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa thì có phải đăng ký lại phương tiện không?
- Bộ Giao thông vận tải có phải trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không?
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu số III.04 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất tại đây.
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu? (Hình từ Internet)
Khi chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa thì có phải đăng ký lại phương tiện không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:
Đăng ký phương tiện
1. Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
2. Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
3. Phương tiện phải đăng ký lại trong các trường hợp sau:
a) Chuyển quyền sở hữu;
b) Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
c) Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
d) Chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
4. Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.
...
Như vậy, phương tiện thủy nội địa sẽ phải đăng ký lại trong trường hợp chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Bộ Giao thông vận tải có phải trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không?
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 56/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ và theo quy định của pháp luật.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát quy hoạch, đánh giá thực hiện quy hoạch, chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
5. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng:
a) Trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông (trừ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) và quy định việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền;
...
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ phải trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?