Mẫu giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng mới nhất? Giấy tờ xác nhận đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng gồm những gì?
Mẫu giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng mới nhất?
Hiện nay, giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng đang được sử dụng theo Mẫu TP-CC-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể như sau:
Mẫu giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng mới nhất tại đây: tại đây
Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Hình từ Internet)
Giấy tờ xác nhận đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ như sau:
Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này cấp;
b) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
c) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Thông tư này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nộp bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó.
Sở Tư pháp đăng tải danh sách công chứng viên hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ và danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Theo đó, giấy tờ dùng để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ do tổ chức thực hiện bồi dưỡng cấp;
(2) Tạp chí, sách, giáo trình đã được đăng hoặc xuất bản theo quy định sau:
Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
(3) Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động sau đây:
- Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
- Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
Lưu ý: Trường hợp này văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức.
Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.
Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm tối thiểu là bao nhiêu giờ?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
...
Như vậy, theo quy định hiện nay thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm, tương đương 16 giờ/năm.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?