Mẫu giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự mới nhất? Mục đích lập giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự là gì?
Mẫu giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự mới nhất? Mục đích lập giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự là gì?
Giấy nhận tiền được hiểu là văn bản thể hiện việc giao và nhận tiền giữa hai bên trong các giao dịch dân sự, có chữ ký xác nhận đầy đủ của các bên.
Trong một số trường hợp cần thiết, các bên có thể thỏa thuận thêm về nội dung bên thứ 3 làm chứng để đảm bảo độ tin cậy.
Giấy nhận tiền thường được sử dụng trong giao dịch mua bán, dân sự, vay mượn tiền,…
Nội dung của giấy thường gồm những nội dung cơ bản sau: Thời gian, địa điểm thiết lập biên nhận. Và thông tin của 02 bên giao dịch, nội dung giao nhận tiền,… Sau khi thỏa thuận và hoàn thành đầy đủ thông tin, các bên kiểm tra tiền và ký vào 02 bản biên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.
Mục đích lập giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự nhằm xác thực việc giao nhận tiền của các bên làm căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có.
Hiện Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể mẫu giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự. Có thể tham khảo một số mẫu giấy nhận tiền sau:
Mẫu giấy nhận tiền 01 Tải về
Mẫu giấy nhận tiền 02 Tải về
Mẫu giấy nhận tiền 03 Tải về
Mẫu giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự mới nhất? Mục đích lập giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự là gì? (Hình từ Internet)
Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu gồm:
(1) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
(2) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
(3) Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
(4) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
(5) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
(6) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
(7) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Như vậy, giao dịch dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định hiện hành.
Đồng thời, tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, quy định khi giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến các hậu quả pháp lý sau:
- Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
- Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Thứ ba, bên ngay tình thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Thứ năm, việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân căn cứ vào Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình được quy định như sau:
(1) Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình:
- Giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự 2015.
(2) Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa..
(3) Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo trường hợp (2) nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?