Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định thế nào? Ai có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ Mẫu TP/QT-2020-XNNGVN Điều 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP thì mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay tại đây
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm những gì?
Theo Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống.
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Mẫu Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay (Hình từ Internet)
Trình tự cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được quy định thế nào?
Trình tự cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được quy định tại Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Thủ tục hành chính áp dụng chung
* Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Trình tự thực hiện
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất) hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hay Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
...
Theo đó, khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hay Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
Ai có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?
Người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được quy định tại Mục I ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Thủ tục hành chính áp dụng chung
...
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Tại cấp trung ương: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
- Tại cấp tỉnh: Sở Tư pháp.
...
Như vậy, người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam tại cấp trung ương là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Và người có quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam tại cấp tỉnh là Sở Tư pháp.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?