Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào?
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu tại Phụ lục IA được ban hành kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng mới nhất tại đây.
Mẫu hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Chủ rừng đã ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng cần tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án du lịch sinh thái như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
...
7. Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
a) Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân đã được lựa chọn, ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm phù hợp: quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phương án quản lý rừng bền vững và đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí có cấu phần xây dựng, việc lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng của dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng. Các nội dung quy định tại điểm a khoản này là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đánh giá các nội dung về sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch và sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan.
c) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng hoặc hợp tác, liên kết trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đúng quy định của pháp luật. Sau thời gian 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng hợp tác, liên kết hoặc thuê môi trường rừng, nếu tổ chức, cá nhân không triển khai thực hiện dự án, chủ rừng xem xét chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp do thiên tai, dịch bệnh, trở ngại khách quan trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý và các sự kiện bất khả kháng khác do hai bên thỏa thuận.
d) Kinh phí lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
Đối với phương thức tự tổ chức, kinh phí lập dự án được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc từ nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
Đối với phương thức hợp tác, liên kết, kinh phí lập dự án do các bên thỏa thuận;
Đối với phương thức cho thuê môi trường rừng, kinh phí lập dự án do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.
8. Chủ rừng là cộng đồng dân cư được tự tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, chủ rừng đã ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án du lịch sinh thái bảo đảm phù hợp với các tiêu chí sau:
- Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương án quản lý rừng bền vững và đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khu bảo vệ cảnh quan rừng đặc dụng bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khu bảo về cảnh quan rừng đặc dụng bao gồm:
- Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
+ Có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa;
+ Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
+ Khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
- Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường;
+ Được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuê môi trường rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?