Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất? Tải ở đâu?
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất? Tải ở đâu?
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất là Mẫu 06/PS-TVBT được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất
Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh được ký kết khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Đăng ký thành viên bù trừ
...
3. Sau khi hoàn thành các công việc được yêu cầu tại khoản 2 Điều này, tổ chức đăng ký làm thành viên bù trừ gửi VSDC 02 bản đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán, nhận hoàn trả tiền đóng góp Quỹ bù trừ theo Mẫu 04/PS-TVBT ban hành kèm theo Quy chế này.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký làm thành viên bù trừ hoàn tất các các công việc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và VSDC nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, VSDC cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh theo Mẫu 05/PS-TVBT và ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh với thành viên bù trừ theo Mẫu 06/PS-TVBT ban hành kèm theo Quy chế này.
5. Sau khi được VSDC cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ sử dụng chính số hiệu và tên viết tắt thành viên lưu ký làm số hiệu và tên viết tắt cho thành viên bù trừ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì VSDC ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh với thành viên bù trừ sau khi thành viên bù trừ được VSDC cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh.
Lưu ý: Theo quy định tại tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
- Là thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
- Đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mới nhất? Tải ở đâu? (Hình từ Internet)
Quyền của thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Quyền của thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh; được xác định các mức ký quỹ tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
Được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật;
(2) Trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ được quyền:
- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, thành viên bù trừ được thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;
- Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư đề mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;
(3) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 158/2020/NĐ-CP; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên;
(4) Thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP được nhận tài sản ký quỹ của nhà đầu tư do thành viên bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chuyển giao để quản lý.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?