Mẫu hợp đồng học việc mới nhất hiện nay là mẫu nào? Học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Hợp đồng học việc là gì? Lao động ký kết hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Trên thực tế, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan không giải thích thế nào là hợp đồng học việc. Bộ luật này chỉ quy định một số loại hợp đồng như sau:
(1) Hợp đồng lao động (Chương III Bộ luật Lao động 2019);
(2) Hợp đồng thử việc (Điều 24 Bộ luật Lao động 2019);
(3) Hợp đồng học nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
(4) Hợp đồng tập nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
(5) Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62 Bộ luật Lao động 2019).
Tuy vậy, hợp đồng học việc có thể được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Trong khi đó, bản chất của hợp đồng học việc là người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học.
Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo...
Như vậy, trường hợp hợp đồng học việc là hợp đồng đào tạo nghề thì không phải đóng BHXH.
Mẫu hợp đồng học việc mới nhất hiện nay là mẫu nào? Học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (hình từ internet)
Mẫu hợp đồng học việc mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về mẫu hợp đồng?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan không đề cập về mẫu hợp đồng học việc.
Dưới đây là mẫu hợp đồng học việc (chỉ mang tính chất tham khảo):
Tải về Mẫu hợp đồng học việc mới nhất hiện nay.
Khi điền mẫu Hợp đồng học việc, các bên cần đảm bảo được các thông tin sau:
- Thông tin của các bên tham gia: Hai bên cung cấp thông tin họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, hộ khẩu thường trú, trụ sở…
- Chế độ học việc: Theo sự thỏa thuận các bên, không được vi phạm các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động…
- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: Do hai bên thỏa thuận.
Ngoài ra, trong hợp đồng học việc phải thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản như: Nghề học việc là nghề gì, địa điểm học việc, thời gian học việc, trách nhiệm của hai bên…
Bên cạnh đó khi ký kết hợp đồng học việc cần phải chú ý đến nội dung hợp đồng như sau:
- Về chủ thể: Bên người học việc và bên người sử dụng lao động.
- Về nội dung của hợp đồng học việc cần đầy đủ các điều khoản cơ bản sau đây: Nghề học việc; Địa điểm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tiền lương trong thời gian học việc; Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được học việc; Chi phí đào tạo học việc và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của các bên.
- Về hình thức của hợp đồng học việc: Hợp đồng học việc phải được lập thành văn bản.
Khi nào hợp đồng học việc là hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động được quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, quy định này có đề cập trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu hợp đồng học việc có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động mặc dù tên gọi của hợp đồng vẫn là hợp đồng học việc.
Mục đích của việc quy định như trên là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động vì trên thực tế, người sử dụng lao động cố tình lợi dụng để giao kết hợp đồng với người lao động nhưng lại né tránh các quy định ràng buộc thông qua việc giao kết đồng lao động nhưng với các tên gọi khác, chẳng hạn như “Hợp đồng khoán việc”, “Hợp đồng dịch vụ”; “Hợp đồng cộng tác viên”, “Hợp đồng tư vấn”; “Hợp đồng đại lý”; “Hợp đồng thầu nhân công”; “Hợp đồng cung ứng nhân công thay cho hợp đồng thuê lại lao động”… để trốn tránh các nghĩa vụ về BHXH, BHYT, BHTN và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với người lao động nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng đào tạo nghề có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?