Mẫu Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên mới nhất hiện nay? Kế hoạch bài dạy được xây dựng như thế nào?
Mẫu Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn về mẫu Kế hoạch bài dạy (giáo án) dành cho giáo viên như sau:
Tải về mẫu Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên mới nhất tại đây.
Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên (Hình từ Internet)
Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên được xây dựng như thế nào?
Kế hoạch bài dạy dành cho giáo viên được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
...
3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)
Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.
Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
Theo quy định trên, căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng như thế nào?
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Công văn 5512/ BGDĐT-GDTrH năm 2020 như sau:
- Đối với bài kiểm tra
Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
+ Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
+ Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
+ Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
+ Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.
- Đối với bài thực hành, dự án học tập
Các tổ chuyên môn xây dựng các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập để kiểm tra, đánh giá định kì môn học ở từng khối lớp; các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.
- Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học
Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?