Danh mục các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới 2024-2025?
Các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên từ cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải chuẩn bị trong một năm học 2022-2023?
Các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên từ cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải chuẩn bị trong một năm học sẽ được quy định tại Điều lệ trường học, cụ thể đối với từng cấp như sau:
Cấp bậc mầm non:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên như sau:
“Điều 21. Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
…
3. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
b) Sổ theo dõi trẻ em;
c) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.”
Theo đó, đối với giáo viên mầm non thì hồ sơ chuẩn bị cần bao gồm:
- Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
- Sổ theo dõi trẻ em;
- Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng như sau:
“Điều 21. Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
…
2. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng:
a) Kế hoạch hoạt động
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.”
Theo đó, đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng thì cần phải chuẩn bị:
- Kế hoạch hoạt động
- Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.”
Cấp bậc tiểu học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên và tổ chuyên môn, tổ văn phòng như sau:
- Đối với giáo viên
+ Kế hoạch bài dạy.
+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
+ Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
- Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
Cấp bậc THCS, THPT:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với tổ chuyên môn và giáo viên như sau:
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
+ Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
- Đối với giáo viên:
+ Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
+ Kế hoạch bài dạy (giáo án).
+ Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Hồ sơ gốc và hồ sơ bổ sung hàng năm của giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức đối với giáo viên là viên chức tuyển dụng lần đầu như sau:
“1. Đối với viên chức tuyển dụng lần đầu
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, đơn vị sử dụng viên chức có trách nhiệm hướng dẫn viên chức kê khai, kiểm tra, xác minh các thông tin do viên chức tự kê khai, đối chiếu với hồ sơ tuyển dụng và Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xác nhận, đóng dấu và nộp cho cơ quan quản lý hồ sơ viên chức để đưa vào hồ sơ quản lý. Hồ sơ này là hồ sơ gốc của viên chức.
Hồ sơ gốc bao gồm các thành phần sau đây:
a) Quyển “Lý lịch viên chức” theo mẫu HS01-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này. Quyển “Lý lịch viên chức” phản ánh toàn diện về bản thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội của viên chức. Quyển “Lý lịch viên chức” do viên chức tự kê khai và được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
b) "Sơ yếu lý lịch viên chức" theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này. Sơ yếu lý lịch là tài liệu quan trọng phản ánh tóm tắt thông tin về bản thân, mối quan hệ gia đình và xã hội của viên chức. Sơ yếu lý lịch do viên chức tự kê khai hoặc do người có trách nhiệm ghi từ quyển "Lý lịch viên chức” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và các tài liệu bổ sung khác của viên chức. Sơ yếu lý lịch viên chức được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
c) Bản sao giấy khai sinh có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
d) Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Bản sao có công chứng các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
g) Bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc xét tuyển, tiếp nhận viên chức có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu sai phạm, nhầm lẫn về thông tin trong hồ sơ gốc của viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, đối với giáo viên là viên chức được tuyền dụng lần đầu thì cần phải thực hiện bộ hồ sơ gốc theo các hướng dẫn bên trên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức đối với giáo viên là viên chức đang công tác như sau:
Xây dựng hồ sơ, thành phần hồ sơ viên chức
…
2. Đối với viên chức đang công tác
Ngoài hồ sơ gốc quy định tại Khoản 1 Điều này, thành phần hồ sơ khác của viên chức đang công tác, bao gồm:
a) "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" theo mẫu HS03-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này. "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" là tài liệu do viên chức kê khai bổ sung theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý hồ sơ viên chức. "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" phải được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận;
b) Bản sao các quyết định về việc xét chuyển, bổ nhiệm, biệt phái, điều động, luân chuyển, thăng hạng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật của viên chức.
c) Bản tự kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá hàng năm của viên chức có xác nhận của đơn vị sử dụng viên chức; bản nhận xét, đánh giá, phân loại viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức (hàng năm, khi hết nhiệm kỳ, bầu cử hoặc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, khen thưởng, kỷ luật hoặc sau các đợt công tác, tổng kết học tập);
d) Bản kê khai tài sản, bản kê khai tài sản bổ sung đối với đối tượng viên chức bắt buộc kê khai tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Đơn, thư kèm theo các văn bản thẩm tra, xác minh, biên bản, kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến viên chức và gia đình viên chức được phản ánh trong đơn, thư. Không lưu trong thành phần hồ sơ những đơn, thư nặc danh, hoặc đơn, thư chưa được xem xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
e) Văn bản khác có liên quan trực tiếp đến quá trình công tác và các quan hệ xã hội của viên chức;
g) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải bổ sung đầy đủ các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm vào hồ sơ viên chức.”
Theo đó, đối với giáo viên là viên chức đang công tác hàng năm thì cần phải cập nhật, bổ sung các loại hồ sơ nêu trên.
Danh mục các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới 2022-2023? (Hình từ internet)
Hồ sơ đánh giá phân loại viên chức, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Vào cuối mỗi năm học, giáo viên phải thực hiện đánh giá phân loại viên chức (nếu giáo viên là viên chức) theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP và đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Đánh giá phân loại viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP hướng dẫn giáo viên là viên chức đánh giá, phân loại thông qua các bước sau:
- Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng
- Tổ chuyên môn họp để đánh giá giáo viên
- Cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và quyết định xếp loại giáo viên.
Giáo viên được đánh giá thành 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Hồ sơ đánh giá phân loại giáo viên hàng năm được lưu trữ trong hồ sơ viên chức theo quy định của Bộ Nội vụ.
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các bước sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Kết quả xếp loại đánh giá của giáo viên được phân loại như sau:
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Như vậy, trên đây là danh mục các loại hồ sơ, giấy tờ mà giáo viên các bậc từ mầm non đến THPT phải thực hiện vào năm học mới 2024-2025 mà bạn cần quan tâm.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?