Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Sau khi mở thầu hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì xử lý như thế nào?
- Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư có bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản không?
Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu số 08 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT như sau:
Tải về Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Lưu ý:
(1) Bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung yêu cầu kê khai thông tin tại Mẫu này để phù hợp với tiêu chí đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư
(2), (3) Nhà đầu tư cung cấp tài liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận công trình, hạng mục công trình đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc xác nhận đủ điều kiện đưa vào khai tác, sử dụng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và một hoặc các tài liệu sau:
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư tương ứng trong từng thời kỳ.
- Hợp đồng ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư (đối với dự án, gói thầu có yêu cầu ký kết hợp đồng).
- Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình dự án hoặc văn bản tương đương của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với từng thời kỳ.
Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, nhà đầu tư cung cấp tài liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận việc vận hành đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật khác có liên quan hoặc văn bản chứng minh giao dịch dân sự đã thực hiện.
Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự áp dụng đối với nhà đầu tư tham gia đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Sau khi mở thầu hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về làm rõ hồ sơ dự thầu như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu. Việc làm rõ các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Sau khi đóng thầu, trường hợp nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu thì được gửi thông tin, tài liệu để bổ sung, làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá. Các tài liệu này được coi là một phần của hồ sơ dự thầu.
...
Theo đó, trong trường hợp sau khi mở thầu mà hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm.
Nhà đầu tư có trách nhiệm phải làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu.
Ngoài ra, trong trường hợp sau khi đóng thầu mà nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu thông tin, tài liệu về năng lực, kinh nghiệm đã có của mình nhưng chưa được nộp cùng hồ sơ dự thầu thì vẫn được gửi thông tin, tài liệu để bổ sung, làm rõ.
Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư có bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
...
3. Việc làm rõ các nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh, đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi các đề xuất tương ứng trong hồ sơ dự thầu đã nộp.
4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Như vậy, theo quy định thì nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải được thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?