Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm?
Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng là một công cụ thu thập thông tin từ khách hàng hoặc người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Phiếu khảo sát ý kiến này giúp các tổ chức thu thập thông tin, nhận được ý kiến, nhận xét và nhận diện các vấn đề, nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Phiếu khảo sát thường gồm các câu hỏi về chất lượng sản phẩm, cảm nhận về trải nghiệm dịch vụ, sự hài lòng với các khía cạnh khác nhau, ý kiến đóng góp và các gợi ý cải thiện.
Hiện tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 cũng như các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng. Thông thường mẫu này sẽ do chính người bán hàng (người cung cấp sản phẩm) lập.
Dưới đây là Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm
Lưu ý: Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đối tượng thực hiện khảo sát có thể sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? (Hình từ Internet)
Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì khách hàng là người tiêu dùng có các quyền sau đây:
(1) Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.
(2) Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(3) Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.
(4) Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(5) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
(6) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(7) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(8) Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(9) Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.
(10) Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(11) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương có trách nhiệm khảo sát ý kiến về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không?
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
...
2. Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
6. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, một trong những trách nhiệm của Bộ Công thương đó là tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Đồng thời, thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
Như vậy, Bộ Công Thương có trách nhiệm khảo sát ý kiến và công bố kết quả khảo sát về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?