Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu và Mẫu tờ khai bổ sung hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu và Mẫu tờ khai bổ sung hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
- Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất là Mẫu số 05/TDTL/GSQL được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất
- Tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay được thực hiện theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu tờ khai bổ sung hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất
Mẫu phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu và Mẫu tờ khai bổ sung hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất? (Hình từ Internet)
Có các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa
...
3. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ lô hàng với hồ sơ hải quan.
Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa tại thời điểm kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với phần hàng hóa được kiểm tra.
4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:
a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;
b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.
...
Như vậy, theo quy định thì có các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu sau đây:
- Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;
- Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
- Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định.
Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.
Trường hợp nào được khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
(1) Khai bổ sung trong thông quan:
- Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
- Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(2) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan: Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 chính thức? Nghỉ Tết Dương lịch 2025 từ ngày mấy? Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày?
- Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả?
- Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp trong thời gian bao lâu?
- Mẫu Thông báo Lịch nghỉ tết dành cho công ty? Văn bản thông báo nghỉ Tết của công ty mới nhất, chi tiết?
- Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên Trung ương Cục miền Nam?