Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị?
- Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản trang thiết bị thế nào?
Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất hiện nay là Mẫu số 01 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 138/2024/NĐ-CP, có dạng như sau:
Tải về Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất.
Lưu ý: Theo Điều 2 Nghị định 138/2024/NĐ-CP thì cơ quan đơn vị nêu trên bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.
Nguyên tắc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 138/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1. Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện.
Lưu ý: Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.
Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản trang thiết bị thế nào?
Thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản trang thiết bị được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 138/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương
- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.
- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.
- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên:
Trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 138/2024/NĐ-CP; trên cơ sở đó tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn diện xác định sự cần thiết, mục tiêu và dự toán kinh phí của nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị để gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường: Sau khi lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường) để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường.
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương để báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt về chủ trương thực hiện nhiệm vụ.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm hàng năm.
(2) Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
(3) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị nêu trên chịu trách nhiệm về sự cần thiết, sự phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; chịu trách nhiệm về hồ sơ rà soát để ban hành theo thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, tiết kiệm, hiệu quả.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua sắm tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các học thuyết, quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của pháp luật? Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật đúng không?
- Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Ngân sách trung ương là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách trung ương theo quy định?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày liên tục? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thế nào?