UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
- UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
- Dự phòng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Các khoản bổ sung chi thường xuyên bằng nguồn tăng thu, chi khoản dự phòng UBND có cần trình HĐND hay chỉ cần trình thường trực HĐND xã không?
UBND xã chuẩn bị xây mới, sửa chữa một số hạng mục công trình có cần trình HĐND xã để bổ sung nghị quyết cho phép thực hiện hay không?
Theo Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã như sau:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền (Khoản này được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019);
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Ngân sách nhà nước
Dự phòng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Đồng thời tại Điều 10 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 quy định về dự phòng ngân sách nhà nước như sau:
- Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
- Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:
+ Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
+ Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
+ Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
- Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:
+ Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
+ Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Các khoản bổ sung chi thường xuyên bằng nguồn tăng thu, chi khoản dự phòng UBND có cần trình HĐND hay chỉ cần trình thường trực HĐND xã không?
Theo Điều 52 Luật Ngân sách Nhà nước 2015, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước quy định như sau:
- Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:
+ Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
- Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+ Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
+ Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh.
- Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau:
+ Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới.
- Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
- Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên.
Do vậy, theo thông tin anh nêu thì ở đây có phát sinh việc điều chỉnh dự toán ngân sách của UBND cấp xã đã được phê duyệt từ đầu năm (để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa một số hạng mục công trình). Việc điều chỉnh dự toán này UBND cấp xã phải trình thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo lên Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Về việc xử lý tăng, giảm thu chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước, anh tham khảo quy định tại Điều 59 Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?