Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất?

Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất? Hướng dẫn giúp anh cách điền mẫu sổ này luôn nhé! Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Vĩnh Long.

Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất?

Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với hộ kinh doanh được quy định tại Mẫu số S5-HKD ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Tải về Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với hộ kinh doanh mới nhất hiện nay.

thanh toán tiền lương

Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động?

Hộ kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động để theo dõi tiền lương và các khoản nộp theo lương mà hộ kinh doanh phải trả, đã chi trả và còn phải trả cho người lao động.

Thông tin trên sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động của hộ kinh doanh đồng thời làm căn cứ để cơ quan BHXH xác định tình hình hoàn thành nghĩa vụ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN,... của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ được quy định tại Mẫu số S5-HKD ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương để hộ kinh doanh ghi sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động như sau:

+ Cột A: Ghi theo ngày, tháng mà các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương được ghi chép vào sổ kế toán.

+ Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương sử dụng để ghi chép vào sổ kế toán. Các chứng từ kế toán là Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động, phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng về thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động cho cơ quan BHXH.

+ Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả về tiền lương, các khoản phải nộp theo lương của người lao động khi cần thiết.

+ Cột 1, 2, 3: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả người lao động về tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 1 là số liệu tại cột số 18 của Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ ghi vào cột 2 là các chứng từ chi trả tiền lương và thu nhập cho người lao động (phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng) và còn cột 3 là chênh lệch số liệu giữa cột 1 và cột 2.

+ Cột 4, 5, 6: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cơ quan BHXH về BHXH của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 4 là tổng số BHXH phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 5 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHXH cho cơ quan BHXH. Cột 6 là chênh lệch số liệu giữa cột 4 và cột 5.

+ Cột 7, 8, 9: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHYT của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 7 là tổng số BHYT phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 8 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHYT cho cơ quan BHXH. Cột 9 là chênh lệch số liệu giữa cột 7 và cột 8.

+ Cột 10, 11, 12: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHTN của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 10 là tổng số BNTN phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 11 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHTN cho cơ quan BHXH. Cột 12 là chênh lệch số liệu giữa cột 10 và cột 11.

Trường hợp hộ kinh doanh có chỉnh sửa biểu mẫu Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động theo thực tế của hộ kinh doanh thì căn cứ vào hướng dẫn nêu trên để lấy số liệu ghi sổ kế toán cho phù hợp.

Hộ kinh doanh mới thành lập thì sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động được mở vào thời điểm nào?

Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:

Sổ kế toán
...
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1- HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

Theo quy định trên, sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động áp dụng đối với cá nhân kinh doanh là một trong các loại sổ kế toán theo danh mục trên, do đó việc mở sổ này được thực hiện theo Điều 26 Luật Kế toán 2015.

Theo đó, đối với hộ kinh doanh mới thành lập thì sổ sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động được phải được mở từ ngày thành lập.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ kế toán

Nguyễn Nhật Vy

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào