Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 là mẫu nào?
- Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 là mẫu nào?
- Cơ quan thuế tiến hành đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế đối với loại hồ sơ thuế nào?
- Thời hạn người nộp thuế tiến hành giải trình, bổ sung hồ sơ thuế kể từ khi nhận thông báo của cơ quan thuế về việc giải trình, bổ sung hồ sơ thuế là bao lâu?
Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 là mẫu nào?
Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 là Mẫu số 01/KTT thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 gồm những nội dung sau:
- (Tên cơ quan thuế ban hành thông báo) ................... đề nghị ....(tên người nộp thuế).......................... cử đại diện đến làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế (hoặc có văn bản) để giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu sau đây:
- Thời gian làm việc;
- Địa điểm làm việc.
Tải về Mẫu số 01/KTT
Cơ quan thuế tiến hành đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế đối với loại hồ sơ thuế nào?
Việc tiến hành đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế của cơ quan thuế được quy định tại khoản 2 Điều 71 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế
1. Phân loại hồ sơ thuế:
Hồ sơ thuế được phân loại thành 03 mức độ rủi ro: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao.
2. Cơ quan thuế đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này đối với hồ sơ có rủi ro cao.
...
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
...
Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
...
3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
...
Theo đó, việc phân loại mức độ rủi ro hồ sơ thuế thuộc họat động quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Theo quy định nêu trên, hồ sơ thuế được phân loại thành 03 mức độ rủi ro: rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao. Việc phân rủi ro hồ sơ thuế nhằm xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
Trường hợp, hồ sơ thuế được xác định có mức độ rủi ro cao, cơ quan thuế phải đề xuất kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định pháp luật đối với hồ sơ thuế có rủi ro cao theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 71 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Hoạt động kiểm tra hồ sơ thuế:
- Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) theo mẫu số 01/KTT về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
Tải về Mẫu số 01/KTT
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Lưu ý: Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
- Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì cơ quan thuế lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
Tải về Mẫu số 02/KTT
Hoạt động xử lý kết quả kiểm tra:
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu (lần 1 hoặc lần 2) mà chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế.
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh nội dung khai thuế là chính xác hoặc có những nội dung cần làm rõ thêm thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 2) theo mẫu số 03/KTT về việc người nộp thuế có thể tiếp tục giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và người nộp thuế tự chịu trách nhiệm đối với nội dung khai bổ sung.
Tải về Mẫu số 03/KTT
+ Thời hạn giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo.
+ Cơ quan thuế thông báo người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 lần đối với mỗi cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
- Hết thời hạn theo thông báo (lần 2) của cơ quan thuế:
+ Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định;
+ Trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.
Mẫu thông báo về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin hồ sơ thuế lần 1 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn người nộp thuế tiến hành giải trình, bổ sung hồ sơ thuế kể từ khi nhận thông báo của cơ quan thuế về việc giải trình, bổ sung hồ sơ thuế là bao lâu?
Thời hạn người nộp thuế tiến hành giải trình, bổ sung hồ sơ thuế được quy định tại khoản 3 Điều 71 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế
...
3. Kiểm tra hồ sơ thuế
...
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
...
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử).
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?