Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là mẫu nào?
- Phóng viên nước ngoài không thường trú là gì?
- Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là mẫu nào?
- Thời hạn trả lời về việc cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là bao lâu?
Phóng viên nước ngoài không thường trú là gì?
Phóng viên nước ngoài không thường trú được quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 88/2012/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.
6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.
...
Như vậy, phóng viên nước ngoài không thường trú được hiểu là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú.
Phóng viên nước ngoài không thường trú được hiểu thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNG như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu liên quan đến hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các Điều 4, 7, 8, 12, 13, 14 và 15 của Nghị định sổ 88/2012/NĐ-CP, bao gồm:
1. Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam (mẫu số 01/BC-BNG) cho phóng viên không thường trú.
2. Mẫu văn bản đề nghị lập văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài (mẫu số 02/BC-BNG).
3. Mẫu văn bản đề nghị cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài (mẫu số 03/BC-BNG).
4. Mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú (mẫu số 04/BC-BNG).
5. Mẫu văn bản đề nghị cấp mới/cấp lại/gia hạn thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú (mẫu số 05/BC-BNG).
6. Mẫu văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí/cộng tác viên của Văn phòng thường trú (mẫu số 07/BC-BNG).
Việc kê khai điền vào biểu mẫu phải chính xác, chữ viết rõ ràng, đủ nét, dễ đọc, không được viết tắt hay viết bằng ký hiệu.
Như vậy, mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú được quy định theo mẫu số 01/BC-BNG ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BNG.
TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú tại đây.
Thời hạn trả lời về việc cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là bao lâu?
Thời hạn trả lời về việc cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 88/2012/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú
1. Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:
a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
3. Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.
Như vậy, theo quy định, thời hạn trả lời về việc cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam đối với phóng viên nước ngoài không thường trú là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị.
Trong trường hợp được chấp thuận thì Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phóng viên nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?