Mẫu Văn bản đề nghị hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS được quy định như thế nào? Trình tự thực hiện hỷ bỏ bảo lãnh ra sao?
Mẫu Văn bản đề nghị hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS được quy định như thế nào?
Theo đó, mẫu văn bản đề nghị hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS được thực hiện theo mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 42/2020/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu Văn bản đề nghị hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS
Mẫu Văn bản đề nghị hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS được quy định như thế nào? Trình tự thực hiện hỷ bỏ bảo lãnh ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện thủ tục hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS?
Theo tiết 12.6 tiểu mục 12 Mục II Phần II Thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS
...
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hệ thống cập nhật tình trạng hủy bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.
12.8. Phí, lệ phí: Không có.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hủy bảo lãnh theo Mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 28 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan./.
Theo đó, Chi cục Hải quan là cơ quan thực hiện thủ tục hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.
Trình tự thực hiện thủ tục hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS như thế nào?
Theo tiết 12.1 tiểu mục 12 Mục II Phần II Thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 quy định như sau:
Thủ tục hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS
12.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Khi hủy bỏ bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình, người bảo lãnh thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký thông tin bảo lãnh qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử về việc hủy bỏ bảo lãnh.
Bước 2: Thư bảo lãnh không còn giá trị sử dụng vào ngày thứ 14 sau ngày người bảo lãnh có văn bản đề nghị hủy bảo lãnh. Cơ quan hải quan cập nhật việc hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS
Bước 3: Hệ thống ACTS cập nhật tình trạng hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.
12.2. Cách thức thực hiện: Thông báo việc hủy bỏ bảo lãnh cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử.
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị hủy bảo lãnh theo Mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;
* số lượng hồ sơ: 01 bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết: Thư bảo lãnh không còn giá trị sử dụng vào ngày thứ 14 sau ngày người bảo lãnh có văn bản đề nghị hủy bảo lãnh.
12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người bảo lãnh.
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hệ thống cập nhật tình trạng hủy bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.
12.8. Phí, lệ phí: Không có.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hủy bảo lãnh theo Mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 28 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan./.
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS như sau:
- Bước 1: Khi hủy bỏ bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình, người bảo lãnh thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký thông tin bảo lãnh qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử về việc hủy bỏ bảo lãnh.
- Bước 2: Thư bảo lãnh không còn giá trị sử dụng vào ngày thứ 14 sau ngày người bảo lãnh có văn bản đề nghị hủy bảo lãnh. Cơ quan hải quan cập nhật việc hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS
- Bước 3: Hệ thống ACTS cập nhật tình trạng hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống ACTS có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?