Mẹ chồng có được quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của trai mình hay không?
Việc kết hôn do bị vợ lừa dối có phải là kết hôn trái pháp luật không?
Căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
…
Như vậy, lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn, nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
Trong trường hợp trên việc vợ lừa dối chồng dẫn đến cả hai người kết hôn thì việc kết hôn đó trái với quy định của pháp luật.
Mẹ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của trai mình do bị lừa dối không? (hình từ internet)
Mẹ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của trai mình không?
Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức, cơ quan dưới đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
- Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mẹ chồng có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối của con trai mình.
Người lừa dối kết hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP được quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
...
Theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 với các hành vi như sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
Như vậy, theo quy định pháp luật thì người lừa dối kết hôn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết hôn trái pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?