Một đấu giá viên có được tham gia thành lập nhiều doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định hay không?
Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật thì có đủ điều kiện để trở thành đấu giá viên hay không?
Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật thì có đủ điều kiện để trở thành đấu giá viên được quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đấu giá viên thì phải cần đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn như sau:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Như vậy, thì có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành: Luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng chỉ là một trong những điều kiện để có thể trở thành đấu giá viên. Để có thể trở thành một đấu giá viên thì cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện nêu trên.
Một đấu giá viên có được tham gia thành lập nhiều doanh nghiệp đấu giá tài sản hay không? (Hình từ internet)
Một đấu giá viên có được tham gia thành lập nhiều doanh nghiệp đấu giá tài sản hay không?
Một đấu giá viên có được tham gia thành lập nhiều doanh nghiệp đấu giá tài sản hay không được quy định tại Điều 18 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Hình thức hành nghề của đấu giá viên
1. Đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:
a) Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
c) Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
3. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức hành nghề của đấu giá viên thì mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Ngoài ra, mỗi đấu giá viên chỉ được ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định.
Đấu giá viên có được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam hay không?
Đấu giá viên có được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
1. Đấu giá viên có các quyền sau đây:
a) Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
b) Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
c) Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
d) Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
đ) Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
e) Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định về quyền của đấu giá viên thì đấu giá viên có quyền hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, đấu giá viên còn các những quyền như sau:
- Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
- Được truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định;
- Khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá thì có quyền dừng cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
- Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
- Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu giá viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?