Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 có quy định như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là một ngày lễ đặc biệt, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam.
Đây là ngày kỷ niệm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là dịp để cả nước cùng nhau chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết, gắn bó.
Theo Mục 1 Nghị quyết 26/NQ-MTTW-ÐCT năm 2023 về nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành thì:
- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trong khoảng từ ngày 01/11 đến ngày 18/11 hằng năm).
- Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Khẳng định sứ mệnh cao cả, vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận trong tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị với Nhân dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? (Hình từ Internet)
Khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 cần đáp ứng yêu cầu nào?
Theo Nghị quyết 26/NQ-MTTW-ÐCT năm 2023 thì việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Tổ chức Ngày hội phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”...
Ngày hội phải thật sự là diễn đàn để Nhân dân ở các khu dân cư, các tổ chức, hộ gia đình trao đổi, mạn đàm những nội dung được nhiều người quan tâm; phát huy truyền thống đoàn kết, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; tương trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Tổ chức Ngày hội phải gắn với các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, bảo đảm an sinh xã hội, tri ân gia đình có công với nước, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho hoạt động của khu dân cư.
Tổ chức Ngày hội gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (nhất là các tiết mục do người dân ở khu dân cư thực hiện) tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập. Khuyến khích các khu dân cư tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” để tăng cường tình làng, nghĩa xóm, sự gắn kết, chia sẻ của người dân trong cộng đồng, thực sự là Ngày hội của Nhân dân.
- Tổ chức Ngày hội phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận, do Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp thực hiện.
Hằng năm tổ chức sơ kết, 5 năm năm tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung chủ trương, giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Ngày hội.
Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước phải được thực hiện vào Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
4. Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm, theo quy định sau:
a) Thời điểm: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất;
b) Hình thức: Cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư;
c) Nội dung: Rà soát nội dung; đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên; đôn đốc, nhắc nhở, phê bình hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước.
Theo đó, việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm vào Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?