Mức giá các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác không?
Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá là gì?
Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá được quy định tại Điều 25 Luật Giá 2023 như sau:
Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá
1. Không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; không thuộc các trường hợp phải đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
2. Có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán mà bên mua, bên bán phụ thuộc nhau, khó thay thế được.
Theo đó, tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá được quy định như sau:
- Không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; không thuộc các trường hợp phải đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
- Có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán mà bên mua, bên bán phụ thuộc nhau, khó thay thế được.
Tải về Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Mức giá các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác không? (Hình từ Internet)
Mức giá hiệp thương các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác không?
Tổ chức hiệp thương giá được quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Giá 2023 như sau:
Tổ chức hiệp thương giá
1. Khi nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ, cơ quan hiệp thương giá tổ chức rà soát, đánh giá việc đáp ứng tiêu chí của hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Luật này. Trường hợp cần thiết, cơ quan hiệp thương giá có văn bản đề nghị các bên bổ sung thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
2. Cơ quan hiệp thương giá tổ chức hội nghị hiệp thương giá để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Bên mua và bên bán có văn bản cử người đại diện của mình tham gia hội nghị hiệp thương giá.
3. Tại hội nghị hiệp thương giá, cơ quan hiệp thương giá có vai trò trung gian để bên mua và bên bán thương lượng về mức giá và không được can thiệp vào mức giá mà các bên đã thương lượng.
4. Tại hội nghị hiệp thương giá, trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương giá kết thúc; cơ quan hiệp thương giá lập biên bản để các bên ký ghi nhận kết quả hiệp thương. Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá; mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác. Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương mà 02 bên đã thoả thuận.
...
Theo đó, Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương giá; mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho trường hợp khác.
Bên mua và bên bán chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương mà 02 bên đã thoả thuận.
Lưu ý:
Tại hội nghị hiệp thương giá, trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương giá kết thúc; cơ quan hiệp thương giá lập biên bản để các bên ký ghi nhận kết quả hiệp thương.
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định tại Điều 26 Luật Giá 2023 như sau:
- Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật này;
- Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;
- Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.
Lưu ý:
Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023 như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023.
+ Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
+ Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiệp thương giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?