Mức hưởng BHYT và chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến khám bệnh của người hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Thứ nhất, hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện có được cấp thẻ BHYT?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;”
Như vậy, theo quy định trên thì người hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tổ chức BHXH đóng BHYT mà không yêu cầu hưởng lương hưu do đóng BHXH bắt buộc hay tự nguyện. Với trường hợp của anh/chị, bố anh/chị đóng BHXH tự nguyện được 20 năm bây giờ được nhận tiền hưu trí của BHXH nên sẽ được cấp thẻ BHYT theo quy định.
Hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện có được cấp thẻ BHYT?
Thứ hai, mức hưởng BHYT của đối tượng hưởng lương hưu theo chế độ BHXH tự nguyện là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bố anh/chị được cấp thẻ BHYT theo đối tượng người hưởng lương hưu hằng tháng thì sẽ có mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.
Thứ ba, về chi phí vận chuyển BHYT đối với người hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Dẫn chiếu đến khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh,
...
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác,..
11. Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ;”
Theo đó, bố anh/chị tham gia BHYT theo đối tượng hưởng lương hưu sẽ không được hưởng chi phí vận chuyển BHYT.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hưởng lương hưu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?