Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?
Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC bổ sung khoản 4 Điều 4 Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online như sau:
Mức thu phí, lệ phí
...
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (gồm nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp) theo hình thức trực tuyến:
a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online áp dụng kể từ ngày 01/01/2024 đến hết 31/12/2025 sẽ áp dụng mức thu lệ phí như sau:
- Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng.
- Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng.
Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online áp dụng kể từ ngày 01/01/2026 như sau:
- Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng.
- Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng.
Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có các tài liệu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
đ1) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm có các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
...
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo nội dung nêu trên.
Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2023.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?