Mức lương cơ sở lập dự toán đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân năm 2023 là bao nhiêu?
Nguyên tắc lập dự toán của tòa án nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục I Mục B Công văn 92/TANDTC-KHTC ngày 23/5/2022 quy định về nguyên tắc chung lập dự toán của tòa án nhân dân như sau:
Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Rà soát kỹ và bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống Tòa án nhân dân, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên, đột xuất của cơ quan, đơn vị. Tính toán chặt chẽ, bao quát toàn diện, lập dự toán ngân sách nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
- Khi xây dựng dự toán, các đơn vị cần nhận thức rõ khó khăn chung của ngân sách quốc gia, xây dựng dự toán ngân sách đúng trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên, phù hợp với khả năng ngân sách cấp trên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách.
- Dự toán ngân sách nhà nước phải được thuyết minh rõ ràng về cơ sơ pháp lý, chi tiết sổ thu, nhiệm vụ chi, giải trình rõ nhiệm vụ tăng, giảm; căn cứ tính toán; tổng hợp đầy đủ các khoản thu, chi.
- Các đơn vị dự toán cấp II (Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc (Tòa án nhân dân cấp quận, huyện) làm tốt công tác lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về chất lượng dự toán ngân sách của đơn vị và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
Mức lương cơ sở lập dự toán đối với cán bộ, công chức viên chức năm 2023 của Tòa án nhân dân là bao nhiêu?
Mức lương cơ sở để lập kế hoạch chi cho con người của tòa án nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục I Mục B Công văn 92/TANDTC-KHTC ngày 23/5/2022 quy định về chi con người của tòa án nhân nhân quy định:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức tại tòa án nhân dân:
Cơ sở tính: số biên chế có mặt (tại thời điếm 01/6/2022) của cán bộ, công chức, viên chức; tiền lương, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương. Mức lương cơ sở đế lập kế hoạch là: 1.490.000 đồng.
- Đối với lái xe cấp huyện theo Đề án “Trang bị phương tiện làm việc của Tòa án nhân dân các cấp”
Cơ sở tính: số biên chế có mặt của lái xe; tiền lương, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (tính tại thời điếm 01/6/2022). Mức lương cơ sở để lập kế hoạch là: 1.490.000 đồng.
Kinh phí thường xuyên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục I Mục B Công văn 92/TANDTC-KHTC ngày 23/5/2022 quy định về kinh phí như sau:
- Kinh phí chi thường xuyên theo định mức
+ Cơ sở tính: số biên chế theo Kế hoạch số 458 - KH/BCS ngày 26/5/2017 của Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao về sắp xếp tố chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Toà án nhân dân giai đoạn từ nay đến năm 2021.
- Kinh phí đặc thù
+ Chi phục vụ nghiệp vụ xét xử: Cơ sở tính là số lượng vụ án, vụ việc thụ lý, giải quyết, xét xử, án hoà giải thành theo pháp luật tố tụng. Số lượng án để làm kế hoạch được tính từ 01/10/2020 đến hết ngày 30/9/2021 (Lưu ý đối chiếu với số liệu đã báo cáo Vụ tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao tại thời điểm tổng kết năm 2021).
+ Chi thực hiện các quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Căn cứ Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sứ dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án; Căn cứ Thông tư số 92/2020/4T-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quán lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Căn cứ Công văn số 68/TANDTC-KHTC ngày 30/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Trên cơ sở số lượng vụ việc Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thực hiện năm 2021, ước thực hiện trong năm 2022, đề nghị các đơn vị xây dựng dự toán chi tiết đối với kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2023.
- Chi tập huấn Hội thẩm nhân dân: Cơ sở tính là số lượng Hội thẩm nhân dân dự kiến được duyệt nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Kinh phí sửa chữa, bảo trì năm 2023
+ Đơn vị căn cứ Công văn số 457/TANDTC-KHTC ngày 27/12/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn công tác bảo trì, sửa chữa trụ sở làm việc của các đơn vị dự toán thuộc hệ thống lo a án nhân dân để thực hiện việc lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là trụ sở làm việc của các đơn vị
- Kinh phí tinh giản biên chế Căn cứ tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2022 và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm 2023, các đơn vị dự kiến có trường hợp nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (được sửa đổi, bô sung theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ) xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2023, gửi Toà án nhân dân tối cao để trình Bộ Tài chính bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định
- Chi đào tạo: Cơ sở tính là số biên chế có mặt, trình độ chuyên môn hiện có, nhu cầu và dự kiến đào tạo, bồi dưỡng năm 2023. Riêng đối với Học Viện Tòa án, khi xây dựng kê hoạch đào tạo cần xây dựng dự toán và thuyết minh chi tiết vê:
- Đào tạo đại học; - Dự toán chi thực hiện chính sách miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg;
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ về các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dự kiến sỗ thực hiện trong năm 2023.
- Đối với các nhiệm vụ chi khác như: thuê trụ sở, thi hành án tử hình, thừa phát lại ... Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2022, dự kiến năm 2023 đế lập kế hoạch cho phù hợp.
- Đối với Văn phỏng Tòa án nhân dân tối cao Ngoài các nội dung tại phần I, lI của Hướng dẫn này, đề nghị Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và quản lý khoa học,Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Tổng hợp bô sung thêm dự toán một số nội dung sau:
- Công nghệ thông tin: duy trì, vận hành hệ thống công nghệ thông tin của hệ thống Tòa án nhân dân, cổng thông tin điện tử . . .
- In hệ thống số báo cáo, thống kê các loại án của hệ thống Tòa án nhân dân (nếu có); - Đoàn ra, đoàn vào (chi tiết từng đoàn ra, đoàn vào); chi hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam (neu có);
- Vốn đối ứng;
- Thi đua khen thưởng;
- Xây dựng Luật; Thông tư, Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán;
- Các Đề án, Dự án;
- Chi đảm bảo xã hội;
- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Chi phí khác;
- Các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu và nhu cầu chi mới giai đoạn 2023 - 2025
- Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chỉ, các nội dung liên quan khác) năm 2023 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
Dự toán chi đặc thù xây dựng trên cơ sở tình hình thực hiện ngân sách năm 2022, dự kiến nhiệm vụ năm 2023 (làm rõ các khoản chi phát sinh tăng theo chế độ, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lập dự toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?