Mức phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm mới nhất từ 15/11/2023 là bao nhiêu?
Mức phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm mới nhất là bao nhiêu?
Ngày 28/9/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 61/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
> Tải Thông tư 61/2023/TT-BTC tại đây
Theo đó, mức phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm được xác định theo Biểu mức ban hành kèm theo Thông tư 61/2023/TT-BTC như sau:
STT | Nội dung | Mức thu |
1 | Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần | |
- | Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản | 10.000 đồng/lần |
- | Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu | 2.000 đồng/giao dịch |
2 | Cấp mã số sử dụng để tự tra cứu thường xuyên | |
- | Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản | - 300.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số trước ngày 01/7 hằng năm. - 150.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số từ ngày 01/7 hằng năm. |
- | Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu | 2.000 đồng/giao dịch |
Trong đó:
- Tiêu chí cơ bản (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm; theo tên của bên bảo đảm là tổ chức nước ngoài; theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới; theo số đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tiêu chí nâng cao (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin:
+ Theo loại tài sản bảo đảm (như: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tàu cá; phương tiện thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt; hàng hóa;....);
+ Theo khoảng thời gian;
+ Theo bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm là người yêu cầu cung cấp thông tin;
+ Theo thông tin lịch sử đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Trích xuất dữ liệu là việc cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu gốc tương ứng với thông tin tra cứu theo tiêu chí cơ bản hoặc nâng cao theo đề nghị của người tra cứu.
Mức phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm mới nhất từ 15/11/2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có mấy phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm?
Căn cứ quy định tại Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Nội dung cung cấp thông tin, phương thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Nội dung cung cấp thông tin là thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký và trong phạm vi yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, động sản, cây hằng năm, công trình tạm, nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 09d hoặc Mẫu số 12c tại Phụ lục đến cơ quan đăng ký theo thẩm quyền tương ứng quy định tại khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 10 Nghị định này và theo cách thức quy định tại Điều 13 Nghị định này. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến thì áp dụng theo quy định trong nộp hồ sơ đăng ký tại Điều 24 Nghị định này.
Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay thì việc yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng không;
b) Tự tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu.
Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin theo quy định tại điểm này có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan này.
Mã số sử dụng cơ sở dữ liệu có thể là mã số sử dụng thường xuyên hoặc mã số sử dụng một lần trong tra cứu thông tin.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện theo một trong các phương thức sau:
- Nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký theo thẩm quyền tương ứng;
- Tự tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu.
Khi nào Thông tư 61/2023/TT-BTC có hiệu lực?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 61/2023/TT-BTC như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
...
Như vậy, Thông tư 61/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/11/2023. Thay thế Thông tư 202/2016/TT-BTC và Thông tư 113/2017/TT-BTC.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?