Mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 là gì? Kinh phí thực hiện?

Cho tôi hỏi: Mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 là gì? Kinh phí thực hiện? Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống được phát huy như thế nào? - câu hỏi của anh Trung (Bình Dương)

Mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 là gì?

Theo tiểu mục 2 Mục I Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện từ gia đình, khơi dậy khát vọng cống hiến góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
b) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
c) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt trên 95% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
d) 100% đơn vị cấp xã hằng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở.
đ) Phấn đấu hằng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
e) Phấn đấu hằng năm 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Như vậy, mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành được thực hiện như quy định nêu trên.

Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

Mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 được bố trí thế nào?

Theo Mục III Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

III. KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác theo quy định của pháp luật; tài trợ, viện trợ quốc tế, huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
2. Các bộ, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Căn cứ trên quy định nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành:

- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác theo quy định của pháp luật;

- Tài trợ, viện trợ quốc tế, huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống được phát huy như thế nào?

Theo tiểu mục 4 Mục II Quyết định 96/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
4. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống.
a) Vai trò của Gia đình
Phát huy vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình trong việc tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
b) Vai trò của Nhà trường
- Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các trường học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên.
- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, biếu dương kịp thời các điển hình những tấm gương tốt đẹp về ứng xử văn hóa trong trường học.
c) Chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về giá trị của gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình để phát triển con người toàn diện từ gia đình, nhất là với thế hệ trẻ.

Theo quy định nêu trên thì vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống được phát huy như sau:

(1) Vai trò của Gia đình

Phát huy vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình trong việc tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

(2) Vai trò của Nhà trường

- Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các trường học.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên.

- Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, biếu dương kịp thời các điển hình những tấm gương tốt đẹp về ứng xử văn hóa trong trường học.

(3) Chính quyền địa phương các cấp

Tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về giá trị của gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình để phát triển con người toàn diện từ gia đình, nhất là với thế hệ trẻ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục

Huỳnh Lê Bình Nhi

Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài tham luận nâng cao chất lượng giáo dục mới nhất? Nhiệm vụ chung của các cấp học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục là gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 2025 file word trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và cách viết?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục phải có kinh nghiệm và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Pháp luật
Liên thông trong giáo dục là gì? Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Các quy định về lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường ở trường tiểu học được quy định ra sao? Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục của trường tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở năm học 2023 - 2024 theo chương trình giáo dục mới?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào