Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?

Tôi muốn hỏi các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? - câu hỏi của chị H.T (Bến Tre)

Các thành phần biệt lập là gì?

>> Xem thêm: Tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm online nhanh chóng, chính xác

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Theo như quy định trên, năm học 2023-2024 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với học sinh lớp 1,2,3,6,7,10 và đặc biệt các lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sẽ là lần đầu tiên được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Các lớp còn lại gồm lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2024-2025.

Như vậy, lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT trong năm học 2023-2024

Tại Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT có nêu rõ các thành phần biệt lập là kiến thức ngữ pháp cần có đối với học sinh lớp 9 năm học 2023-2024.

Thành phần biệt lập được hiểu là các thành phần nằm trong một cấu trúc câu nhất định, nhưng nó lại không tham gia vào việc diễn đạt các ý nghĩa của câu. Mặt khác, thành lập biệt lập được nằm tách bạch hoàn toàn để thể hiện một ý riêng những cũng không phải là thừa thãi. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta rất thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Ví dụ: tại câu ca dao sau:

" Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

-> Thành phần biệt lập - Thành phần gọi đáp: Bầu ơi

Tại Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu học sinh phải:

- Nắm được đặc điểm, tác dụng duy trì quan hệ giao tiếp trong hội thoại của khởi ngữ và các thành phần biệt lập (thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu).

- Biết cách tạo câu có khởi ngữ và các thành phần biệt lập: thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?

Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập? (Hình từ Internet)

Các thành phần biệt lập gồm những gì?

Thành phần biệt lập được nằm tách bạch, độc lập để thể hiện những ý riêng của câu.

Có các thành phần biệt lập bao gồm:

- Thành phần tình thái

- Thành phần cảm thán

- Thành phần gọi - đáp

- Thành phần phụ chú

(1) Thành phần tình thái

Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với những sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái này có công dụng dùng để đánh giá sự vật , sự việc của người nói, người viết về nội dung được nói đến ở trong câu

Ví dụ:

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Từ “chắc” là thành phần tình thái: ý chỉ những nhận định, suy nghĩ có mức độ tin cậy cao.

(2) Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …). Thành phần cảm thán trong câu có thể tách thành câu riêng ( câu đặc biệt ). Dù có điểm chung là không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập nhưng cần dựa vào.

Ví dụ:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.


Từ in đâm "Ôi" là một thành phần cảm thán, không chỉ một sự vật hay hiện tượng nào cả, mà nó chỉ bộc lộ cảm xúc của con người.

(3) Thành phần gọi - đáp

Là thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp để qua đó thể hiện được thái độ của người nói, người viết với người nghe, người đọc.

Ví dụ:

Thưa mẹ, con mới đi học về.


-> từ in đậm được nêu trong ví dụ được dùng để đáp.

Những từ ngữ dùng để gọi người khác người khác được nêu lên trong ví dụ không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

(4) Thành phần phụ chú

Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ...kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản.

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú này được thể hiện qua cấu tạo từ, cụm từ, cụm chủ - vị ,việc câu nói, câu viết thường được thể hiện theo hình thức đặt giữa 2 dâu gạch ngang (- - ), 2 dấu phấy (' ') hoặc 2 dấu ngoặc kép ( " " ).

Ví dụ:

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

-> Cụm từ "kể cả anh " là thành phần phụ chú dùng để bổ sung cho từ "mọi người"

Ngữ văn lớp 9 phần tiếng Việt phải có những nội dung nào?

Tại Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT có nêu rõ những nội dung trong ngữ văn lớp 9 phần tiếng việt như sau:

Từ vựng

- Thuật ngữ.

- Từ Hán Việt (không có bài học riêng).

- Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- Trau dồi vốn từ.

Ngữ pháp

- Khởi ngữ, các thành phần biệt lập trong câu (thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán).

- Nghĩa tường minh và hàm ý.

Hoạt động giao tiếp

- Các phương châm hội thoại.

- Xưng hô trong hội thoại.

- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Luyện nói: trình bày ý kiến cá nhân trong trao đổi, thảo luận theo các phương châm hội thoại, quy tắc xưng hô trong hội thoại, các nghi thức hội thoại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
Pháp luật
Chương trình giáo dục là gì? Chương trình giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Mẫu bài tham luận nâng cao chất lượng giáo dục mới nhất? Nhiệm vụ chung của các cấp học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục là gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 2025 file word trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và cách viết?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục phải có kinh nghiệm và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào