Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là gì? Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào?
- Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
- Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Giải pháp phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ở thời kỳ mới như thế nào?
Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Căn cứ tại Mục 2 Phần 2 Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới thì:
Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 như sau:
+ Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới;
+ Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt;
+ Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
Tầm nhìn đến năm 2045:
Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế;
Một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã cũng đã khẳng định tại Điều 51 Hiến pháp 2013 rằng:
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh;
+ Phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.
+ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là gì? (Hình từ Internet)
Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày nào? Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 thì hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004; cụ thể như sau:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Có thể thấy thấy rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc này đã được khẳng định tại Mục 1 Phần 2 Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023.
Giải pháp phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ở thời kỳ mới như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Phần 3 Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 thì giải pháp đối với việc phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ở thời kỳ mới; cụ thể như sau:
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp;
- Phát triển hội viên, phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với doanh nhân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức đại diện giữ vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân; lắng nghe, tập hợp, phản ảnh, phối hợp giải quyết tâm tư, nguyện vọng của doanh nhân, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật liên quan;
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững;
- Xây dựng, vận động, thúc đẩy, khuyến khích doanh nhân thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh; tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực hoạt động của các tổ chức đại diện hợp pháp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện doanh nhân tham gia cung cấp một số dịch vụ công phù hợp.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nhân Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?