Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
2. Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;
c) Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì khi tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế sẽ bị tính tiền tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định như sau:
Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
2. Không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần.
3. Cơ quan thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và nộp tiền chậm nộp phạt.
…
Như vậy, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành.
Và trong trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm chưa nộp tiền phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và với mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
03 trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền phạt là gì?
Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định không tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với 03 trường hợp sau:
- Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
- Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;
- Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền chậm nộp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân sách trung ương là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách trung ương theo quy định?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày liên tục? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thế nào?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố Thuận An Đề 1?
- Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào âm lịch? Mùng 1 Tết năm 2025 thứ mấy?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế là khi nào?