Muốn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài thì bên cho vay và bên đi vay cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý gồm những gì?
- Muốn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài thì bên cho vay và bên đi vay cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý gồm những gì?
- Bên cho vay cần nộp hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài với cơ quan nào?
- Trường hợp bên đi vay có thỏa thuận muốn thay đổi khoản vay thì bên nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi?
Muốn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài thì bên cho vay và bên đi vay cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 5 Điều 7 Thông tư 37/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 17 Thông tư 29/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ pháp lý của bên cho vay và bên đi vay bao gồm:
(1) Hồ sơ pháp lý của Bên cho vay bao gồm:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy phép hoặc Quyết định thành lập Bên cho vay theo quy định của pháp luật (nếu có) và các bản sửa đổi (nếu có).
- Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
(2) Hồ sơ pháp lý của bên đi vay bao gồm:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính và bản dịch tiếng Việt văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp.
- Trường hợp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ của bên đi vay không có thủ tục cấp văn bản chấp thuận đầu tư, bên cho vay nộp bản sao được chứng thực từ bản chính và bản dịch tiếng Việt văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư về việc đã đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (áp dụng đối với trường hợp Bên đi vay là doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp).
Ngoài ra, tại Điều 7 Thông tư 37/2013/TT-NHNN còn quy định một số tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm:
- Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).
- Bản sao (có xác nhận của Bên cho vay) văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức kinh tế.
- Báo cáo về phương án thu xếp ngoại tệ của tổ chức kinh tế để cho vay ra nước ngoài.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên cho vay) thỏa thuận cho vay ra nước ngoài.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên cho vay) các văn bản, thỏa thuận bảo lãnh, bảo đảm khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có).
Muốn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài thì bên cho vay và bên đi vay cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý gồm những gì? (Hình từ Internet)
Bên cho vay cần nộp hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài với cơ quan nào?
Tại Điều 8 Thông tư 37/2013/TT-NHNN quy định về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài cụ thể như sau:
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận cho vay và trước khi thực hiện giải ngân cho vay, Bên cho vay gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước gửi Bên cho vay văn bản xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm các nội dung chính sau: Bên cho vay; bên đi vay; các điều kiện cơ bản của khoản cho vay ra nước ngoài như kim ngạch cho vay, mục đích cho vay ra nước ngoài, lãi suất cho vay, lãi phạt, phí, hình thức bảo đảm, kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ (gốc, lãi); tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản và các nội dung khác liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có). Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Có thể thấy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài của bên cho vay là Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
Trường hợp bên đi vay có thỏa thuận muốn thay đổi khoản vay thì bên nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 37/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài
1. Trường hợp có thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài nêu tại văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài, Bên cho vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
Theo quy định trên, bên cho vay là bên có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài trong trường hợp có thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài nêu tại văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài đã nêu trước đó.
Đồng thời, khoản 2 Điều này quy định thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm:
- Đơn đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này).
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi đã ký (có xác nhận của Bên cho vay về tính chính xác của bản sao và bản dịch) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên cho vay về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản nêu ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh đối với các nội dung thay đổi trong trường hợp khoản cho vay ra nước ngoài được bảo lãnh bởi một bên thứ ba.
- Bản sao (có xác nhận của Bên cho vay) văn bản nêu ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về nội dung thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức kinh tế (trường hợp thay đổi tăng số tiền cho vay hoặc kéo dài thời hạn khoản cho vay ra nước ngoài hoặc thay đổi bên cho vay).
- Xác nhận của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình giải ngân, thu hồi nợ đến thời điểm đề nghị xác nhận đăng ký thay đổi (áp dụng đối với trường hợp đăng ký thay đổi kế hoạch giải ngân, thu hồi nợ).
- Văn bản của Bên cho vay giải trình rõ về nội dung thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài (áp dụng với trường hợp không có thành phần hồ sơ nêu tại điểm b, c Khoản này).
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho vay ra nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?