Muốn mở phiên tòa trực tuyến cần xem xét, quyết định như thế nào? Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định như sau:
Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
Trong thời hạn 03 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường, 01 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này, Viện kiểm sát phải có văn bản trả lời về việc mở phiên tòa trực tuyến và giải quyết như sau:
1. Trường hợp Viện kiểm sát đồng ý mở phiên tòa trực tuyến mà xét thấy cần thiết phải cử người tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử. Kiểm sát viên được cử tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần giúp việc cho Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại điểm cầu trung tâm;
2. Trường hợp Viện kiểm sát không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Mở phiên tòa trực tuyến
Cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến có trách nhiệm gì?
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định:
Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử mà cơ sở giam giữ xét thấy không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ của mình. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định.
Nếu Tòa án chấp nhận việc tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì thông báo cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử biết về việc thay địa điểm tổ chức điểm cầu thành phần. Trường hợp triệu tập người tham gia tố tụng tại điểm cầu này thì gửi lại giấy triệu tập ghi rõ địa điểm phiên tòa.
2. Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ.
Muốn mở phiên tòa trực tuyến cần xem xét, quyết định như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định cụ thể:
Xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến
1. Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét giải quyết như sau:
a) Đánh giá vụ án có thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;
b) Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư liên tịch này;
c) Đối với vụ án hình sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến;
d) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà có đương sự, bị hại tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến, thì Tòa án giải thích cho đương sự, bị hại biết họ có quyền đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc và hỗ trợ việc tham gia phiên tòa trực tuyến đồng thời thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước biết để liên hệ.
2. Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, thì trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét giải quyết như sau:
a) Đánh giá vụ án có thuộc hoặc không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;
b) Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư liên tịch này;
c) Đối với vụ án hình sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến.
3. Việc mở phiên tòa trực tuyến phải được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử về điểm cầu trung tâm và số lượng điểm cầu thành phần.
Do đó, tùy vào vụ án mà Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét giải quyết, đánh giá vụ án có thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Và việc mở phiên tòa trực tuyến phải được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử về điểm cầu trung tâm và số lượng điểm cầu thành phần.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiên tòa trực tuyến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?