Nền tảng số (hay digital platform) là gì? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?

Thời đại công nghệ 4.0 rất phát triển thì pháp luật quy định đối với nền tảng số là gì? Nền tảng số được sinh ra nhằm mục đích gì tại Việt Nam? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?

Nền tảng số (hay Digital platform) là gì?

Căn cứ Mục I Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:

- Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn.

- Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực.

=> Như vậy, chiếu theo quy định trên thì nền tảng số hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến và là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Nền tảng số (hay digital platform) là gì? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?

Nền tảng số (hay digital platform) là gì? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản? (Hình từ Internet)

Nền tảng số (hay Digital platform) được sinh ra nhằm mục đích gì tại Việt Nam?

Căn cứ Mục II Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về mục tiêu của nền tảng số như sau:

- Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

- Tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc, có tiềm lực, tập trung đầu tư phát triển các nền tảng số quốc gia làm nòng cốt để hình thành mạng lưới các nhà phát triển nền tảng số Việt Nam và mạng lưới hỗ trợ triển khai nền tảng số đông đảo, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở.

- Tạo lập được một số nền tảng số Việt Nam xuất sắc đủ sức cạnh tranh với các nền tảng số phổ biến quốc tế, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, từ đó vươn ra thị trường khu vực và toàn cầu.

Như vậy, nền tảng số được sinh ra nhằm (3) mục đích đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số; Tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc; Tạo lập được một số nền tảng số Việt Nam xuất sắc đủ sức cạnh tranh.

Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?

Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về Danh mục nền tảng số quốc gia như sau:

III. DANH MỤC NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA
1. Danh mục công bố lần thứ nhất các nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển tại Phụ lục kèm theo Quyết định này. Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung Danh mục các nền tảng số quốc gia.
2. Mỗi nền tảng số quốc gia có Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp nòng cốt cùng phối hợp thúc đẩy phát triển, trong đó:
a) Cơ quan chủ quản là một Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm chủ trì điều hành, đặt hàng hoặc đầu tư phát triển và tiên phong sử dụng nền tảng trong ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên sử dụng, nâng cấp, mở rộng nền tảng trên toàn quốc và hướng tới vươn ra thế giới. Với mỗi nền tảng số quốc gia do mình phụ trách, Cơ quan chủ quản giao đơn vị chuyên trách chuyển đổi số/công nghệ thông tin hoặc một đơn vị chuyên môn trực thuộc có chức năng nhiệm vụ phù hợp làm Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản để thúc đẩy và phối hợp với các bên liên quan trong việc phát triển nền tảng số quốc gia đó (gọi là Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản).
b) Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan điều phối chung phát triển các nền tảng số quốc gia. Với mỗi nền tảng số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông giao một cơ quan, đơn vị trực thuộc có chuyên môn phù hợp làm Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông để thúc đẩy và phối hợp với các bên liên quan trong việc phát triển nền tảng số quốc gia đó (gọi là Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông). Trường hợp nền tảng số quốc gia do chính Bộ Thông tin và Truyền thông là Cơ quan chủ quản thì thống nhất một đơn vị đầu mối gọi là Đơn vị đầu mối thúc đẩy đóng vai trò của cả Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với nền tảng đó.
c) Doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng số quốc gia (Doanh nghiệp nòng cốt) là doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia đó.
...

Dẫn chiếu đến Phụ lục Danh mục các nền tảng số Quốc gia công bố lần thứ hai phục vụ chuyển đổi số, Chính Phủ số, Kinh tế số, xã hội số Ban hành kèm theo Quyết định 2294/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:

I. Nền tảng số quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội
(1) Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mô tả ngắn gọn: Xây dựng Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) thống nhất trên cơ sở quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương (AGC). Nền tảng CGC thiết lập môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng; kết nối, khai thác hiệu quả các hệ thống đám mây của doanh nghiệp (EGC) để cung cấp hạ tầng điện toán đám mây cho Chính phủ số.
Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản: Cục Chuyển đổi số quốc gia.

Như vậy, chiếu theo quy định trên thì trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ quản.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nền tảng số

Lê Đình Khôi

Nền tảng số
Nền tảng số lớn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nền tảng số có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nền tảng số Nền tảng số lớn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nền tảng số lớn là gì? Để được xem là nền tảng số lớn cần đáp ứng những tiêu chí gì theo quy định?
Pháp luật
Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ được hiểu như thế nào? Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) sẽ phải lập kế hoạch thực hiện ra sao?
Pháp luật
Nền tảng số (hay digital platform) là gì? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?
Pháp luật
Từ 1/7/2024 tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn có trách nhiệm thế nào trong giao dịch trên không gian mạng?
Pháp luật
Để được gọi là nền tảng số lớn phải có bao nhiêu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số là gì? Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số khai thuế, nộp thuế bằng hình thức nào?
Pháp luật
Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng hay không?
Pháp luật
Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian có trách nhiệm như thế nào trong giao dịch trên không gian mạng?
Pháp luật
05 bước thực hiện quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia là những bước nào?
Pháp luật
Đã có khung tiêu chí và quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào