Nếu được đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá của cơ quan có thẩm quyền có lên đến 100 ngày không?
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ cho người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá sẽ kéo dài tối đa trong thời hạn bao lâu?
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ cho người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá sẽ kéo dài tối đa trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 15 Luật Đặc xá 2018, trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thực hiện theo những bước như sau;
(1) Ngay sau khi Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết, phổ biến cho người đang chấp hành án phạt tù biết.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn căn cứ vào quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này làm đơn đề nghị đặc xá.
(2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, việc lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thực hiện như sau:
a) Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành;
b) Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp để gửi Tổ thẩm định liên ngành;
c) Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để gửi Tổ thẩm định liên ngành;
d) Người bị kết án phạt tù đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bị trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác, nếu đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý hồ sơ gốc của người đó lập hồ sơ đề nghị đặc xá. Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhận người bị trích xuất nhưng không quản lý hồ sơ gốc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang quản lý hồ sơ gốc của người đó lập hồ sơ đề nghị đặc xá;
đ) Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để gửi Tổ thẩm định liên ngành.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có trách nhiệm thông báo Quyết định về đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành.
Trường hợp người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cư trú ở địa phương ngoài phạm vi địa giới hành chính của Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thì Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người đang được tạm đình chỉ cư trú lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá, chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ để tổng hợp, gửi Tổ thẩm định liên ngành.
(4) Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo, niêm yết công khai danh sách người được đề nghị đặc xá.
(5) Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Luật này về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá để kiểm sát trước khi gửi Tổ thẩm định liên ngành.
(6) Giám thị trại giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu căn cứ kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và danh sách, hồ sơ của người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá gửi Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá.
(7) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn thực hiện Điều này.
Có thể thấy theo quy định của pháp luật, về lý thuyết thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục, trình tự này sẽ không quá 30 ngày làm việc, Tuy nhiên trên thực tế, thời gian này có thể bị kéo dài tùy thuộc vào tốc độ giải quyết của các cơ quan nói trên.
Hồ sơ đề nghị đặc xá được thẩm định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Đặc xá 2018, việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá được tiến hành như sau:
(1) Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.
(2) Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Sau khi được thẩm định, hồ sơ đề nghị đặc xá do ai tiến hành thẩm tra, duyệt?
Hoạt động thẩm tra, duyệt, kiểm tra hồ sơ đề nghị đặc xá và trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Đặc xá 2018 như sau:
(1) Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tập hợp danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do người có thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này lập theo kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành và chuyển danh sách kèm theo văn bản đề nghị đặc xá đến các ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá để thẩm tra.
(2) Ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm tra danh sách, văn bản đề nghị đặc xá; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giải trình, gửi hồ sơ, cung cấp tài liệu bổ sung. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá, trình Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.
(3) Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức duyệt danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá do Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá trình; tổng hợp và lập danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
(4) Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ những người được Hội đồng tư vấn đặc xá đề nghị, trình Chủ tịch nước quyết định.
Theo đó, Ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá là người có thẩm quyền thẩm tra danh sách, văn bản đề nghị đặc xá. Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức duyệt danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá do Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá trình.
Như vậy, việc đặc xá đối với người phạm tội được thực hiện dựa trên trình tự cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành những phần việc khác nhau, phối hợp thực hiện trong hoạt động đặc xá.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đặc xá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?