Người được đặc xá là gì? Sẽ xem xét đặc xá cho người bị kết án phạt tù nhân ngày 19 tháng 8 đúng không?
Người được đặc xá là gì? Sẽ xem xét đặc xá cho người bị kết án phạt tù nhân ngày 19 tháng 8 đúng không?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 định nghĩa về đặc xá:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 11 Luật Đặc xá 2018 thì có thể hiểu người được đặc xá là người bị kết án phạt tù có thời hạn - tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn - người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Người được đặc xá sẽ được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đặc xá 2018 thì phạm nhân sẽ được xem xét đặc xá khi có các sự kiện trọng đại hoặc vào ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, vào ngày 19/08 hằng năm - Ngày Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước có thể xém xét và ra quyết định đặc xá đối với phạm nhân.
Việc ra quyết định đặc xá đối với phạm nhân sẽ do Chủ tịch nước thực hiện.
Người được đặc xá là gì? Người được đặc xá phải có thời gian chấp hành án phạt tù ít nhất bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người được đặc xá phải có thời gian chấp hành án phạt tù ít nhất bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 11 Luật Đặc xá 2018 thì thời gian chấp hành án phạt tù của người được đặc xá được quy định như sau:
(1) Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
(2) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.
(3) Đối với những người bị kết án về những tội sau:
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản;
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
- Tội mua bán trái phép chất ma túy;
- Tội chiếm đoạt chất ma túy;
Nếu đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
Nếu đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.
Trường hợp nào phạm nhân không được đề nghị đặc xá?
Theo Điều 12 Luật Đặc xá 2018 thì phạm nhân không được đề nghị đặc xá nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
(1) Bị kết án phạt tù với các tội danh sau:
- Tội phản bội Tổ quốc;
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
- Tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn;
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội phá rối an ninh;
- Tội chống phá cơ sở giam giữ;
- Tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự 2015;
(2) Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
(3) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
(4) Trước đó đã được đặc xá;
(5) Có từ 02 tiền án trở lên;
(6) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người được đặc xá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?