Nếu trong quá trình áp dụng hiệp thương giá mà các bên thỏa thuận được giá thì các bên có trách nhiệm gì?
- Nếu trong quá trình áp dụng hiệp thương giá mà các bên thỏa thuận được giá thì các bên có trách nhiệm gì?
- Nếu các bên đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không thực hiện báo cáo thì bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được phạt bên bán là cá nhân đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Nếu trong quá trình áp dụng hiệp thương giá mà các bên thỏa thuận được giá thì các bên có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 25 Luật giá 2012 quy định như sau:
Kết quả hiệp thương giá
1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương.
2. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.
Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.
Chiếu theo quy định này, nếu trong quá trình đang áp dụng hiệp thương giá mà các bên thỏa thuận được giá mua và bán thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.
Hiệp thương giá mua bán hàng hóa (hình ảnh từ Internet)
Nếu các bên đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không thực hiện báo cáo thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giá tạm thời trong hiệp thương giá đã được cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định:
a) Từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá tạm thời trong hiệp thương giá;
b) Đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên, nếu các bên đã thống nhất được giá và thống nhất thực hiện theo thỏa thuận này mà không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được phạt bên bán là cá nhân đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ khoản 6 Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
...
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền là 30.000.000 đồng.
Đồng thời theo điểm b khoản 1 Điều 3 quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm quy định về giá là 150.000.000 đồng, đây cũng là mức xử phạt tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt. (cao hơn mức xử phạt hành chính đối với cá nhân đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt cá nhân đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiệp thương giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?