Ngân hàng Chính sách xã hội có bắt buộc phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính không?

Xin cho hỏi Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay vào thời điểm nào? Ngân hàng Chính sách xã hội có bắt buộc phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính không? Câu hỏi của anh T.Q.T từ Nha Trang.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay vào thời điểm nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 quy định về thời điểm phân loại như sau:

Thời điểm phân loại
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc phân loại nợ theo quy định tại quy chế này cụ thể như sau:
- Định kỳ 01 năm/lần vào ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với việc phân loại nợ theo các quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 tại Điều 6 của Quy chế này.
- Định kỳ 03 năm/lần hoặc xuất phát từ nhu cầu thực tế của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với việc phân loại nợ theo quy định tại Khoản 10 Điều 6 của Quy chế này.
2. Ngoài thời điểm quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Chính sách xã hội có thể thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Quy chế này theo các thời điểm cụ thể căn cứ vào nhu cầu trong công tác quản trị điều hành phù hợp với từng giai đoạn.

Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 6 Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 quy định về các tiêu chí phân loại nợ như sau:

Các tiêu chí phân loại nợ
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phân loại nợ căn cứ vào các tiêu chí phân loại nợ, trong từng tiêu chí phân loại sẽ được phân nhóm theo các chỉ tiêu và chi tiết theo trạng thái nợ, cụ thể:
...
5. Phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay
- Nợ cho vay bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; nguồn vốn huy động; nguồn vốn đi vay; vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
- Nợ cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác gồm: Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Nợ cho vay bằng các nguồn vốn khác.
...

Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay định kỳ 01 năm/lần vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Lưu ý: Ngoài thời điểm trên thì Ngân hàng Chính sách xã hội có thể thực hiện phân loại nợ theo các thời điểm cụ thể căn cứ vào nhu cầu trong công tác quản trị điều hành phù hợp với từng giai đoạn.

Ngân hàng Chính sách xã hội có bắt buộc phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính không?

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc phân loại nợ theo nguồn vốn cho vay vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Chính sách xã hội có bắt buộc phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính không?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 quy định về việc quản lý phân loại nợ như sau:

Quản lý phân loại nợ
1. Ngân hàng Chính sách xã hội phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính để quản lý việc phân loại nợ theo quy định tại Quy chế này.
2. Bộ phận quản lý phân loại nợ có trách nhiệm
a) Cung cấp thông tin và phối hợp với các đơn vị chức năng tại Hội sở chính đôn đốc, quản lý phân loại và xử lý nợ.
b) Tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại nợ và đề xuất các biện pháp quản lý, thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi trình Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý theo các quy định hiện hành.
c) Căn cứ kết quả phân loại nợ, tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi chưa có quy định báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính để quản lý việc phân loại nợ theo quy định tại Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015.

Bộ phận quản lý phân loại nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 quy định về việc quản lý phân loại nợ như sau:

Quản lý phân loại nợ
1. Ngân hàng Chính sách xã hội phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính để quản lý việc phân loại nợ theo quy định tại Quy chế này.
2. Bộ phận quản lý phân loại nợ có trách nhiệm
a) Cung cấp thông tin và phối hợp với các đơn vị chức năng tại Hội sở chính đôn đốc, quản lý phân loại và xử lý nợ.
b) Tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại nợ và đề xuất các biện pháp quản lý, thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi trình Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý theo các quy định hiện hành.
c) Căn cứ kết quả phân loại nợ, tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi chưa có quy định báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, theo quy định, Bộ phận quản lý phân loại nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội có các trách nhiệm sau đây:

(1) Cung cấp thông tin và phối hợp với các đơn vị chức năng tại Hội sở chính đôn đốc, quản lý phân loại và xử lý nợ.

(2) Tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại nợ và đề xuất các biện pháp quản lý, thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi trình Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý theo các quy định hiện hành.

(3) Căn cứ kết quả phân loại nợ, tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi chưa có quy định báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Chính sách xã hội

Nguyễn Thị Hậu

Ngân hàng Chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Chính sách xã hội
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận học sinh sinh viên mồ côi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Học sinh sinh viên được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Giấy tờ chứng minh điều kiện vay vốn ưu đãi để hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không? Ngân hàng có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Quỹ khen thưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội có được dùng để thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng không?
Pháp luật
Từ ngày 30/03/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không cho học sinh, sinh viên vay vốn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? Nguồn thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Người chấp hành xong án phạt tù có thể vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua hình thức nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào