Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không? Ngân hàng có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
Mục địch hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì Mục đích lợi nhuận; có tư cách pháp nhân, có vốn Điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài Khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
2. Hoạt động tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg , Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg , nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, chịu trách nhiệm về các hoạt động trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), được miễn thuế và các Khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?(Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Hình thức huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Vốn huy động:
3.1. Hình thức huy động vốn:
a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
b) Vốn ODA được Chính phủ giao;
c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
d) Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3.2. Nguyên tắc huy động vốn
a) Hàng năm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ kế hoạch tín dụng, kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động trình Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt;
...
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Chính sách xã hội có thể huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn thì lãi suất tính thế nào?
Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Vốn huy động:
...
3.2. Nguyên tắc huy động vốn
...
b) Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác (không bao gồm việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy động Tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời Điểm của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên cùng địa bàn.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Tiết d, Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này, lãi suất huy động vốn không vượt quá mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn thì lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?