Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? Nguồn thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng?
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì dự trữ bắt buộc được hiểu là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì Mục đích lợi nhuận; có tư cách pháp nhân, có vốn Điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài Khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
2. Hoạt động tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg , Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg , nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, chịu trách nhiệm về các hoạt động trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), được miễn thuế và các Khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), được miễn thuế và các Khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? (Hình từ Internet)
Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm những nguồn nào?
Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội
Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
1.1. Thu lãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
1.2. Thu lãi tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.
1.3. Thu phí nhận ủy thác cho vay lại theo hợp đồng ủy thác.
1.4. Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp.
1.5. Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
1.6. Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác.
2. Thu nhập từ hoạt động khác:
2.1. Thu thanh lý, nhượng bán tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2.2. Thu từ các Khoản nợ đã được xử lý từ Quỹ dự phòng rủi ro, đã được xử lý theo quy định.
2.3. Thu chênh lệch tỷ giá (nếu có).
2.4. Các Khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
(1) Thu lãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
(2) Thu lãi tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.
(3) Thu phí nhận ủy thác cho vay lại theo hợp đồng ủy thác.
(4) Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp.
(5) Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
(6) Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác.
Ngân hàng Chính sách xã hội không được hạch toán vào chi phí hoạt động những khoản nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 62/2016/TT-BTC thì Ngân hàng Chính sách xã hội không được hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản sau đây:
(1) Các Khoản thiệt hại của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
(2) Các Khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.
(3) Các Khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định của Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
(4) Các Khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội, các Khoản chi cho các công trình phúc lợi khác.
(5) Các Khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(6) Các Khoản chi vượt định mức theo quy định tại Thông tư 62/2016/TT-BTC và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(7) Các Khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?