Ngân hàng có được giao dịch mua - bán trái phiếu doanh nghiệp đối với khách hàng là cá nhân hay không?
- Ngân hàng có được giao dịch mua - bán trái phiếu doanh nghiệp đối với khách hàng cá nhân hay không?
- Đối tượng mua - bán trái phiếu doanh nghiệp là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược được hiểu như thế nào?
- Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Ngân hàng có được giao dịch mua - bán trái phiếu doanh nghiệp đối với khách hàng cá nhân hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhà đầu tư mua trái phiếu
1. Đối tượng mua trái phiếu
a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
b) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
c) Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng chỉ được bán trái phiếu cho các cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nếu trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền thì có thể bán thêm cho nhà đầu tư chiến lược.
Đối tượng mua - bán trái phiếu doanh nghiệp là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược được hiểu như thế nào?
Tại khoản 17 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 03 năm.
Và căn cứ theo Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
1. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đối tượng mua - bán trái phiếu doanh nghiệp là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược được hiểu như trên theo quy định pháp luật.
Trái phiếu doanh nghiệp (Hình từ internet)
Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp
1. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.
Như vậy giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể như trên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?