Ngân hàng CSXH là gì? Ngân hàng CSXH có được phép chuyển nợ quá hạn toàn bộ số tiền còn dư nợ của bên vay thành nợ quá hạn hay không?
Ngân hàng CSXH là gì? Vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH được quy định như thế nào?
- Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg thì Ngân hàng chính sách xã hội tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định 230/QĐ-NH5 năm 1995.
Mục đích thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là để để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Với số vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.
Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Quyết định 131/2002/QĐ-TTg và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
- Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Điều 42 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg cụ thể như sau:
+ Vốn và các quỹ:
++ Vốn điều lệ;
++ Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
++ Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
++ Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);
++ Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
++ Vốn khác (nếu có).
Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.
+ Vốn huy động dưới các hình thức:
++ Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo;
++ Vốn ODA được Chính phủ giao;
++ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
++ Vốn vay Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
++ Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;
++ Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
+ Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Vốn khác.
Ngân hàng CSXH có được phép chuyển nợ quá hạn toàn bộ số tiền còn dư nợ của bên vay thành nợ quá hạn hay không?
Ngân hàng CSXH có được phép chuyển nợ quá hạn toàn bộ số tiền còn dư nợ của bên vay thành nợ quá hạn hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg năm 2003 về thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, cụ thể như sau:
Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
2. Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéo dài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chức nhận ủy thác cho vay tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi trong hợp đồng.
3. Trường hợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo.
4. Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
5. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, trong trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì ngân hàng CSXH chuyển nợ quá hạn.
Chuyển nợ quá hạn là gì?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Thông tư 21/2012/TT-NHNN được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN thì:
Chuyển nợ quá hạn là việc bên cho vay chuyển toàn bộ hoặc một phần số dư nợ gốc của khoản vay thành nợ quá hạn do bên vay không trả nợ đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn và không được bên cho vay chấp thuận gia hạn khoản vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?