Ngân hàng Nhà nước quản lý các nguồn ngoại hối theo những nguyên tắc nào? Thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước được công bố thế nào?
Ngân hàng Nhà nước quản lý các nguồn ngoại hối theo những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác như sau:
Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.
3. Thanh khoản.
Theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước quản lý các nguồn ngoại hối theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
Đồng thời việc quản lý cũng phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết và tính thanh khoản.
Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Việc quản lý các nguồn ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng những nghiệp vụ nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác như sau:
Nghiệp vụ quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác thông qua nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Tiền mặt tại quỹ hoặc lưu kho.
3. Các nghiệp vụ quản lý khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Theo đó, việc quản lý các nguồn ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng những nghiệp vụ sau:
+ Đầu tư trên thị trường quốc tế.
+ Tiền mặt tại quỹ hoặc lưu kho.
+ Các nghiệp vụ quản lý khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Hạch toán kế toán dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về hạch toán kế toán như sau:
Hạch toán kế toán
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
Theo đó, dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước được công bố thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
Công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lý và công bố số liệu. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.
Và dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lý và công bố số liệu.
Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự trữ ngoại hối có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?