Ngân hàng thương mại được trở thành thành viên giao dịch đặc biệt nếu đang trong quá trình sáp nhập không?

Tôi là Giám đốc Ngân hàng thương mại X, ngân hàng của tôi muốn đăng ký thành viên giao đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh nhưng hiện đang trong quá trình sáp nhập với Ngân hàng Y. Vậy Ngân hàng của tôi có được đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt không?

Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh được quy định như sau:

Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch đặc biệt) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt để giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.

Thành viên giao dịch đặc biệt

Thành viên giao dịch đặc biệt

Ngân hàng thương mại được trở thành thành viên giao dịch đặc biệt nếu đang trong quá trình sáp nhập không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 158/20220/NĐ-CP thì điều kiện để Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:

- Là thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường trái phiếu Chính phủ của Sở giao dịch chứng khoán;

- Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho phép đầu tư chứng khoán phái sinh;

- Có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ;

- Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoán phái sinh;

- Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể; không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, ngân hàng thương mại đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán phải không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể; không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, ngân hàng của bạn đang trong quá trình sáp nhập với Ngân hàng Y thì không đủ điều kiện để đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán.

Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt được quy định như thế nào?

Theo Điều 23 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì việc đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được quy định như sau:

- Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:

+ Giấy đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện đầu tư chứng khoán phái sinh;

+ Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;

+ Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.

- Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này gửi đến Sở giao dịch chứng khoán theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt hoàn thiện cơ sở vật chất, cài đặt hệ thống, kết nối các phần mềm truyền nhận dữ liệu giao dịch, thử nghiệm giao dịch và các công việc triển khai giao dịch khác;

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt sửa đổi, bổ sung.

- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn tất các công việc chuẩn bị giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán ban hành Quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch đặc biệt và công bố thông tin về thành viên mới trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.

- Sở giao dịch chứng khoán từ chối chấp thuận tư cách thành viên giao dịch đặc biệt trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức đăng ký thành viên không đáp ứng được các điều kiện làm thành viên giao dịch đặc biệt;

+ Hồ sơ đăng ký thành viên có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không hoàn thiện thủ tục để được cấp Quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch đặc biệt trong vòng 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có văn bản gửi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Sở giao dịch chứng khoán có văn bản gửi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên nêu rõ lý do từ chối và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.

- Việc đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt, chấm dứt, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt, các hình thức xử lý vi phạm của thành viên giao dịch đặc biệt và các hoạt động khác liên quan đến thành viên giao dịch đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đăng ký lại làm thành viên giao dịch đặc biệt sau 02 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện hoặc 03 năm kể từ ngày hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại

Trần Huỳnh Thu Thảo

Ngân hàng thương mại
Thành viên giao dịch đặc biệt
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại Thành viên giao dịch đặc biệt
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc nào? Quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động nào? Tổ chức tín dụng nào được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Pháp luật
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Pháp luật
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Pháp luật
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào? Giới hạn mua cổ phần là bao nhiêu?
Pháp luật
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có bao nhiêu thành viên? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước ai?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào