Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào?

Những dịch vụ thanh toán không dùng tiện mặt hiện ngay ngoài các ngân hàng thương mại thì còn được cung ứng bởi những tổ chức nào khác? Ngân hàng thương mại cần đảm bảo dịch vụ thanh toán điện tử của tổ chức cần đáp ứng những yêu cầu nào trước khi cung cấp cho khách hàng sử dụng? Câu hỏi của anh Phan Huy từ TP.HCM

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung ứng bởi những tổ chức nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về các đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);
c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán.

Như vậy, những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:

- Ngân hàng Nhà nước;

- Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);

- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào?

Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam gồm những dịch vụ nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về các loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như sau:

Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.
2. Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:
a) Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;
b) Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng được các bên thỏa thuận áp dụng.

Theo đó, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.

Các dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng có thể thực hiện thành toán quốc thể nhưng cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại.

Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:

- Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;

- Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử như sau:

Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
2. Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.
3. Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Theo quy định trên thì khi cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng bằng phương thức điện tử thì ngân hàng thương mại cần đảm bảo dịch vụ mình đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.

- Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại

Trần Thành Nhân

Ngân hàng thương mại
Dịch vụ thanh toán
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại Dịch vụ thanh toán
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Pháp luật
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Pháp luật
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Pháp luật
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào? Giới hạn mua cổ phần là bao nhiêu?
Pháp luật
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có bao nhiêu thành viên? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước ai?
Pháp luật
Phòng giao dịch là gì? Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào theo quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào