Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Có thuộc các ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
>>> Xem thêm: Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam có phải là Ngày thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
Ngày 16 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 823/QĐ-TTg năm 2009. Trong đó nêu rõ, lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là "Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam".
Mục đích của việc thành lập "Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7" là nhằm để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế 2008; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Trong năm nay, "Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7" sẽ rơi vào ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 7.
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 có thuộc một trong các ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định vừa nêu thì có tổng cộng có 06 ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương, bao gồm:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, có thể thấy, Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 không thuộc các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương.
Do đó, người lao động vẫn phải đi làm bình thường trong Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 nếu ngày này rơi vào ngày làm việc bình thường của người lao động.
Người lao động có thể sử dụng ngày phép năm để nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo quy định thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Cụ thể:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trong trường hợp người lao động muốn nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 thì có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?