Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ là ngày nào? Hoạt động Giao thông đường bộ tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố gì?

Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ là ngày nào? Hoạt động Giao thông đường bộ tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố gì? Trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao? câu hỏi của chị K (Vinh).

Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ là ngày nào? Hoạt động Giao thông đường bộ tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố gì?

Tai nạn giao thông là một trong những thảm họa mang tính toàn cầu, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Nó gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

Cụ thể, theo báo cáo tình trạng toàn cầu về an toàn giao thông của WHO, cứ 24 giây lại có 1 người chết vì tai nạn đường bộ và khoảng 1,35 triệu người chết vì nguyên nhân này trên toàn thế giới mỗi năm.

Do đó, để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số và kêu gọi mọi người nâng cao ý thức an toàn giao thông, ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”.

Năm 2023, Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ sẽ rơi vào chủ nhật ngày 19 tháng 11.

Tại Việt Nam, hoạt động giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các Luật cũng như các văn bản liên quan.

Theo đó, tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam như sau:

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Theo đó, hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ là ngày nào? Hoạt động Giao thông đường bộ tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố gì?

Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ là ngày nào? Hoạt động Giao thông đường bộ tại Việt Nam phải đảm bảo yếu tố gì? (hình từ internet)

Trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao?

Trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ cá nhân có các trách nhiệm kể trên.

Không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông đường bộ bị xử lý ra sao?

Theo đó, đối với hành vi không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như sau:

Trường hợp 01: Hành vi không cứu người gặp tai nạn giao thông khi có yêu cầu mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức (theo điểm a khoản 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trường hợp 02: Hành vi không cứu người gặp tai nạn giao thông đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ

Phạm Thị Xuân Hương

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Pháp luật
Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải nộp mấy bản và trình văn bản cho ai?
Pháp luật
Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?
Pháp luật
Những trường hợp không được phép quay đầu xe mà người tham gia giao thông cần biết? Trách nhiệm của người tham gia giao thông quay đầu xe gây tai nạn?
Pháp luật
Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
Pháp luật
Người đủ 16 tuổi được điều khiển loại xe nào theo quy định mới nhất hiện nay? Người đủ 16 tuổi lái xe có dung tích xi lanh trên 50 cm3 bị phạt không?
Pháp luật
Năm 2024: Cần mang theo giấy tờ gì trong người khi lái xe? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra kiểm soát?
Pháp luật
Nghị định 119/2024 quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ? Xem toàn văn Nghị định ở đâu?
Pháp luật
Có cấm dán decal trang trí xe không? Dán decal xe 'màu khăn trải bàn' làm thay đổi màu sơn của xe có bị phạt không?
Pháp luật
Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần từ 01/01/2025? Thời gian lái xe của người lái xe ô tô từ 01/01/2025 thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào