Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như thế nào?

Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như thế nào? Công an nhân dân có chức năng gì theo quy định pháp luật? Công an nhân dân có quyền quản lý, phát triển công nghiệp an ninh không?

Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như thế nào?

Theo đó, ngày 27/10/1975, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định số 2493/BNV thành lập Phòng Pháp chế trực thuộc Bộ trưởng.

Cùng với đó, thì ngày 19/10/2001, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định, xác định ngày 27/10/1975 là Ngày truyền thống của lực lượng Pháp chế Công an nhân dân.

Và, ngày 27/10/2024 là ngày kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân (27/10/1975 - 27/10/2024). Đây là dịp để các thế hệ cán bộ làm công tác pháp chế Công an nhân dân ôn lại lịch sử xây dựng, trưởng thành và truyền thống vẻ vang của lực lượng Pháp chế Công an nhân dân.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Căn cứ theo khoản 5, 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày truyền thống là gì sau đây:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Như vậy, vào năm khác thì việc tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.

Và, trong ngày 27/10/2024 thuộc vào năm khác, do đó việc Kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân (27/10/1975 - 27/10/2024) thì chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân.

Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như thế nào?

Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là ngày bao nhiêu? Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như thế nào? (Hình từ Internet)

Công an nhân dân có chức năng gì theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chức năng của Công an nhân dân gồm:

- Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân có quyền quản lý, phát triển công nghiệp an ninh không?

Căn cứ theo khoản 18 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
...
17. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
18. Quản lý, phát triển công nghiệp an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
19. Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
20. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
21. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Công an nhân dân sẽ có quyền hạn quản lý, phát triển công nghiệp an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ thuật trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân

Trịnh Kim Quốc Dũng

Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân
Lực lượng Pháp chế Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày truyền thống lực lượng Pháp chế Công an nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào