Nghiệm thu là gì? Tải về file word 06 mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành mới nhất?
- Nghiệm thu là gì? Tải về file word 06 mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành mới nhất?
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung gì?
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng bao gồm những ai?
Nghiệm thu là gì? Tải về file word 06 mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành mới nhất?
Nghiệm thu có thể hiểu là giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện dự án hoặc công trình, bao gồm việc kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá chất lượng, xác nhận hoàn thành, bàn giao sản phẩm và làm cơ sở thanh toán.
Đây là quá trình đánh giá chi tiết từng hạng mục công việc đã hoàn thành, so sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn và yêu cầu đã đề ra ban đầu, đồng thời tạo căn cứ quan trọng để tiến hành thanh toán theo thỏa thuận.
Nghiệm thu giúp đảm bảo chất lượng công trình, bảo vệ quyền lợi các bên và là bước cuối cùng trước khi chính thức đưa vào sử dụng, thường có sự tham gia của nhiều bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị giám sát và các cơ quan chức năng (nếu cần).
>> Tham khảo 06 mẫu biên bản về nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành
Tải về Biên bản nghiệm thu công việc
Tải về Biên bản nghiệm thu bàn giao
Tải về Mẫu biên bản nghiệm thu máy móc, thiết bị
Tải về Mẫu biên bản quyết toán công trình
Tải về Mẫu biên bản về nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành
Tải về Mẫu biên bản về nghiệm thu tư vấn giám sát
Nghiệm thu là gì? Tải về file word 06 mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành mới nhất? (Hình từ Internet)
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung gì?
Nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng được quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
...
Theo đó, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung sau:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có)
Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng bao gồm những ai?
Thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Theo đó, thành phần ký biên bản nghiệm thu bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên bản nghiệm thu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể ban thường vụ cấp ủy cơ sở mới nhất? Nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành đúng không?
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?