Ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh còn cần những thành phần nào? Hợp đồng bảo lãnh là loại văn bản được ký giữa những chủ thể nào, gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh còn có những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh còn có những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh còn có những thành phần được quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
2. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, từng phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh (bằng phương thức truyền thống hoặc phương tiện điện tử), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới tổ chức túi dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thẩm định, xem xét cấp bảo lãnh.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh còn có những thành phần khác như:
- Tài liệu về khách hàng;
- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Trước đây, căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) hồ sơ đề nghị bảo lãnh gồm các thành phần sau:
- Văn bản đề nghị bảo lãnh;
- Tài liệu về khách hàng;
- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
Như vậy, ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh còn gồm những tài liệu như: tài liệu về khách hàng, tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh, tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có), tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có). Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ đề nghị bảo lãnh còn có thể có thêm một số thành phần khác tùy theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.
Hợp đồng bảo lãnh là văn bản được ký kết bởi các chủ thể nào?
Hợp đồng bảo lãnh là văn bản được ký kết bởi các chủ thể được quy định tại điểm b khoản 14 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
14. Cam kết bảo lãnh là cam kết do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).
Riêng đối với bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai chỉ phát hành theo hình thức thư bảo lãnh.
Như vậy, Hợp đồng bảo lãnh là văn bản được ký kết bởi bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có).
Trước đây, căn cứ điểm b khoản 12 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) hợp đồng bảo lãnh được quy định như sau:
"12. Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
... b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh."
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có)."
Theo đó, hợp đồng bảo lãnh là một hình thức của cam kết bảo lãnh, được ký kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) vì mục đích cụ thể theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng bảo lãnh gồm những nội dung nào?
Hợp đồng bảo lãnh gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Điều 16. Cam kết bảo lãnh
1. Căn cứ thỏa thuận cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh với các nội dung sau:
a) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
b) Số hiệu của cam kết bảo lãnh;
c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
e) Số tiền bảo lãnh, đóng tiền bảo lãnh;
g) Nghĩa vụ bảo lãnh;
h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm danh mục chứng từ, tài liệu cần phải cung cấp);
k) Cách thức để bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
l) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
3. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo nội dung và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Như vậy, hợp đồng bảo lãnh gồm những nội dung nêu trên.
Trước đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) nội dung của cam kết bảo lãnh theo hình thức hợp đồng bảo lãnh gồm những nội dung sau:
- Các quy định pháp luật áp dụng;
- Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
- Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
- Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
- Nghĩa vụ bảo lãnh;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh dưới dạng hợp đồng bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này còn nêu một số quy định đối với cam kết bảo lãnh nói chung như sau:
"3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.
5. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả."
Như vậy, ngoài văn bản đề nghị bảo lãnh, khi chuẩn bị hồ sơ bảo lãnh còn cần phải có những tài liệu khác như: tài liệu về khách hàng, tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh, tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có), tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có). Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ đề nghị bảo lãnh còn có thể có thêm một số thành phần khác tùy theo yêu cầu của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng có quy định cụ thể về nội dung, quá trình quản lý, thực hiện đối với hợp đồng bảo lãnh nói riêng và cam kết bảo lãnh nói chung.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo lãnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?