Ngựa có phải là gia súc không? Người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Ngựa có phải là gia súc không?
- Người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người cưỡi ngựa có hành vi không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường không?
Ngựa có phải là gia súc không?
Theo Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch như sau:
Căn cứ quy định trên thì ngựa được xếp vào loại động vật, thuộc danh mục gia súc.
Người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Như vậy, người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có thể bị xử phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường thì có thể bị xử phạt thêm tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người cưỡi ngựa có hành vi không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường không?
Theo điểm a khoản 8 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
...
8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm c khoản 1 Điều 10;
b) Điểm đ khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 12;
c) Điểm c khoản 2 Điều 16; điểm đ khoản 1 Điều 17;
d) Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;
đ) Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51;
e) Điểm a khoản 3 Điều 53;
g) Điểm b khoản 2 Điều 73.
Theo đó, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người cưỡi ngựa đi vào phần đường của xe cơ giới có hành vi không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?